Thói quen hàng ngày cũng có thể làm cho chúng ta trở nên “nhạy cảm” hơn với bệnh tật.
1 – Ngủ nghỉ không đủ giấc
Khi ngủ, cơ thể bạn tăng cường hệ miễn dịch để “biết” cách tốt nhất đánh bại các loại vi khuẩn, virus và những sự tấn công khác. Nếu bạn thiếu ngủ, cơ thể sẽ không có cơ hội chống lại bệnh tật một cách hiệu quả.
Chỉ cần ngủ từ 6 giờ đồng hồ mỗi đêm thì bạn không cần tiêm ngừa cảm cúm gì cả. Ngủ ít hơn 6 tiếng cơ thể cũng không thể “đánh bại” cảm lạnh thông thường.
Hãy ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm để giúp hệ miễn dịch hoạt động một cách tốt nhất, các chuyên gia khuyến nghị.
2 – Ngồi một chỗ suốt ngày
Thiếu thể dục, vận động làm bạn bệnh lâu khỏi hơn. Các viêm nhiễm đường hô hấp trên kéo dài hơn 40% ở người thể dục một lần một tuần so với người có tập aerobic ít nhất 5 lần mỗi tuần. Và các biểu hiện của bệnh nghiêm trọng hơn với những ai hay ngồi một chỗ nhiều.
Hãy vận động với cường độ vừa phải mỗi ngày, tận dụng di chuyển trong thời gian ăn trưa để giúp cơ thể kháng bệnh tật tốt hơn.
3 – Cảm giác cô đơn
Nghiên cứu cho thấy, người nào cảm thấy cô đơn thì mức hormone norepinephrine ở người đó cao hơn. Trong cơn khủng hoảng, norepinephrine giúp thúc đẩy sự sản xuất tế bào bạch cầu chống lại các vết thương. Nhưng trong quá trình này, phần chức năng chống virus của hệ miễn dịch bị đóng lại, làm bạn dễ dàng bị bệnh hơn.
Nếu bạn cảm thấy xuống tinh thần, đừng ở một mình, hãy cùng một người bạn đi cà phê hay giao tiếp với ai đó để giúp bạn lên tinh thần trở lại.
4 – Stress liên miên
Áp lực hoàn thành một nhiệm vụ đơn lẻ nào đó theo thời gian hạn định không gây ra sự nguy hại nào, nhưng nếu công việc buộc bạn phải căng thẳng sau giờ làm việc thì sẽ nguy hại cho sức khỏe của bạn.
Sự căng thẳng, stress đều gây hậu quả khác nhau cho sức đề kháng của cơ thể. Đó là làm cho cơ thể “kháng cự” trước khi bị thương hay bị viêm nhiễm, có thể gây ra viêm nhiễm. Stress kéo dài (mãn tính) làm suy yếu nghiêm trọng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Một ví dụ là người nào hay bị stress thì dễ dàng mắc bệnh cảm lạnh hơn so với người không bị stress, theo báo cáo trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
5 – Hấp thu các loại chất béo có hại
Các chất béo bão hòa gây hại cho hệ miễn dịch của chúng ta, dẫn đến viêm nhiễm trong cơ thể. Trái lại, axit không bão hòa omega-3 là chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát một số loại protein giúp cơ thể nhận diện vi khuẩn – theo tạp chí Dinh dưỡng.
Nên hạn chế các chất béo bão hòa trong thịt bò hoặc dùng dầu cải thay cho bơ trong nấu nướng.
6 – Uống kháng sinh khi viêm vọng vừa mới chớm
Kháng sinh làm gián đoạn “đối thoại” giữa hệ miễn dịch và các vi khuẩn (vi khuẩn có lợi và bất lợi) trong cơ thể chúng ta. Nghiên cứu trên vật thử cho thấy kháng sinh có thể làm suy giảm các tế bào bạch cầu và các phân tử ra hiệu cho các protein thúc đẩy miễn dịch, theo tạp chí Nghiên cứu Gene Con người của Hoa Kỳ.
Cơ thể có thể chiến đấu với bệnh tật nhanh hơn khi dùng đến thuốc nhưng một khi sự kê toa quá nhiều, hệ miễn dịch của bạn sẽ thậm chí còn dễ bị xâm hại hơn. Hãy để cho cơ thể kháng bệnh một cách tự nhiên bất cứ lúc nào có thể.
7 – Uống quá nhiều bia rượu
Cồn làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể. Ở người nghiện bia rượu, tế bào bạch cầu kém hiệu quả hơn trong khả năng tấn công các vi khuẩn có hại, làm cho cơ thể giảm đi khả năng sản xuất các tế bào có thể xác định và tiêu diệt các vi khuẩn, virus xâm nhập.
Thậm chí là một ngày sau khi say xỉn, cơ thể của bạn sẽ yếu hơn trong việc chống lại viêm nhiễm, theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Cồn và Lạm dụng cồn.
8 – Tăng cân quá nhiều
Cân nặng khỏe mạnh không chỉ giúp bạn cân đối mà còn giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật. Béo phì là dạng dinh dưỡng quá mức, có thể làm thay đổi các tế bào bạch cầu trong cơ thể chúng ta.
Mỡ vùng bụng và mỡ quanh nội tạng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nhiều hơn so với mỡ toàn thân, báo cáo trên tạp chí Proceedings of the Nutrition Society.