.
.

Nhật Bản: Bức Tượng Bồ Tát Ở Kyoto Có Thể Là Một Kiệt Tác Từ Thế Kỉ Thứ 7


Một bức tượng Phật giáo được lưu giữ trong một ngôi chùa nhỏ gần Kyoto ở Nhật Bản có thể có tuổi đời hơn 1000 năm và là một vật phẩm vô giá.

Jan-17-B25-H01

Bức tượng “Hanka Shiizo” của Chùa Myodenji ở Kyoto. (Ảnh: Yoshiko Sato)

Bức tượng chính ở Chùa Myodenji tại quận Sakyo, thành phố Kyoto có tên “Hanka Shiizo”, là chân dung của một vị Bồ tát ngồi vắt chân phải lên chân trái, tay chống cằm, dáng vẻ đang nghĩ ngợi.

Bức tượng bằng kim loại cao 50 cm được cho rằng đã được chế tác ở đầu thời Edo (1603-1867) vào thời điểm ngôi chùa trên được xây dựng.

Tuy nhiên, Yutaka Fujioka, 54 tuổi, một giáo sư lịch sử nghệ thuật phương Đông ở Đại học Osaka, cho rằng bức tượng được chế tác bởi các nhân trên bán đảo Triều Tiên vào thế kỉ thứ 7. Bức tượng có khả năng được đưa đến Nhật Bản cùng với sự truyền bá Phật giáo từ lục địa Châu Á.

Jan-17-B25-H02

Trang trí hình rồng trên chân của bức tượng Phật giáo cũng là đặc trưng của nhiều tác phẩm được chế tác trên bán đảo Triều Tiên giữa thế kỉ 6 – 7. (Ảnh: Yoshiko Sato)

Fujioka đã công bố phát hiện của ông vào ngày 13/1 vừa qua. Có rất ít những bức tượng như thế này có thể được tìm thấy ở Nhật Bản.

“Cách trang trí rất chi tiết và rất giống với phong cách bán đảo Triều Tiên nơi mà có thể bức tượng đã đến từ đó”, Fujioka cho biết. “Điều này khiến cho nó trở thành một bức tượng Phật đầy giá trị”.

Nhiều đặc điểm của bức tượng giống với những gì đã được phát hiện trên nhiều tác phẩm khác được chế tác ở bán đảo Triều Tiên từ thế kỉ 6 – 7 như đường chân tóc nằm ngang được khắc trên trán cũng như thiết kế hình rồng trên các tác phẩm.

Một phân tích X quang đã được thực hiện trên bức tượng vừa được tìm thấy để xác định thành phần kim loại của nó: 86% đồng và 10% thiếc. Thành phần lớn hơn của thiếc trong nhiều bức tượng thường được tìm thấy ở Nhật Bản hoặc Trung Quốc đã chỉ ra những mối liên hệ với bán đảo Triều Tiên.

Jan-17-B25-H03

Phần đầu của bức tượng rất giống với nhiều tác phẩm được chế tác ở bán đảo Triều Tiên từ thế kỉ 6 – 7. (Ảnh: Yoshiko Sato)

Fujioka và nhóm các nhà nghiên cứu của ông cho đến nay đã nghiên cứu khoảng 400 bức tượng Phật giáo cổ ở Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Theo truyền thuyết của ngôi chùa nơi lưu giữ bức tượng, Myodenji được xây dựng vào 1616, đầu thời Edo. Điều này dẫn đến giả thuyết cho rằng bức tượng cũng được chế tác vào cùng thời điểm.

Bất ngờ với phân tích của Fujioka, ngôi chùa đã quyết định gửi bức tượng đến một bảo tàng vì lý do an toàn và thay thế bằng một bản sao in 3D của bức tượng vào vị trí vốn dĩ của nó.

Theo Dân Nguyễn (Dịch từ Ashi Shimbun)/ Pháp bảo