Để tạo ra tư duy triết học và khoa học Phật giáo cổ điển trên bản chất của hiện thực mà con người hiện đại có thể tiếp thu được, Đạt Lai Lạt Ma XIV, người được xem là một hình mẫu đối thoại của tôn giáo và khoa học – một thành phần cốt yếu cho tương lai của nhân loại – đã trình bày chủ đề nói trên trong một cuốn sách gồm năm tập.
The Physical World (tạm dịch: “Thế giới vật chất”) là tập đầu tiên trong bộ sách kể trên, do Thupten Jinpa biên tập, nhà xuất bản Wisdom ấn hành. Tập sách này hợp nhất những kiến thức về thế giới vật chất đã từng được khám phá trong các truyền thống Phật giáo Tây Tạng dưới các đề mục như sự vật có thể nhận biết được, hạt nguyên tử tế vi, thời gian, vũ trụ và cư dân của nó và sự phát triển bào thai. Đây là một tác phẩm tiên phong, đáp ứng một cách thỏa đáng để thúc đẩy cuộc đối thoại giữa tôn giáo và khoa học.
Theo Đạt Lai Lạt Ma, các luận thuyết Phật giáo cổ điển đề cập đến ba phạm vi: phạm vi khoa học – lĩnh vực bao trùm những mô tả kinh nghiệm của thế giới bên ngoài của vật chất cũng như thế giới bên trong của tư duy; phạm vi triết học – lĩnh vực bao gồm những nỗ lực để xác định bản chất của thực tại tuyệt đối; và phạm vi tôn giáo – lĩnh vực liên quan đến những thực hành của các giáo lý Phật giáo. Tập sách vừa ấn hành đề cập đến những góc cạnh khoa học và tập tiếp theo của bộ sách này cũng vậy. Tập ba và tập bốn sẽ chú trọng vào các phương diện triết học trong khi tập năm sẽ tập trung vào địa hạt tôn giáo. Nội dung của hai tập đầu bao gồm nhiều luận thuyết Phật giáo được dịch sang tiếng Tây Tạng.
Mối liên hệ giữa khoa học và tôn giáo ở Tây phương – Thiên Chúa giáo thường đặc trưng bởi phép đo lường của thái độ đối nghịch, bởi vì ở đây, tôn giáo dựa trên những chân lý giáo điều được mặc khải và khoa học thì dựa vào các nguyên lý và thử nghiệm. Tuy nhiên điều này không cần áp dụng một cách cần thiết trong trường hợp của khoa học và Phật giáo, vì trong trường hợp này, người ta chứng kiến một sự hội tụ phương pháp luận có tính khái quát. Nguyên do là vì nếu mục đích tối thượng của đời sống tôn giáo trong Thiên Chúa giáo chỉ có thể đạt được sau khi chết thì trái ngọt của đời sống tôn giáo trong Phật giáo lại có thể được trải nghiệm ngay chính tại cuộc đời. Do đó, những luận thuyết của Phật giáo trở nên đáng tin cậy và có thể kiểm chứng như của khoa học. Điều này điểm thêm cho cuộc bén duyên giữa khoa học và Phật giáo những khả năng bất ngờ của sự thuần thục.
Quan điểm Giác ngộ của lý lẽ đã giải quyết cái hữu lý như miêu tả về phản đề của phi lý để hệ thống nhị phân của hữu lý và phi lý này trở thành phép tu từ ưu trội của hiện đại. Tuy nhiên cuộc sống có thể nói không chỉ chứa đựng cái hữu lý và phi lý mà còn có cái gọi là “phi lý tính” (không chịu sự chi phối của lý trí – ND). Phạm trù này bao hàm nhiều phương diện như vậy của cuộc sống vì nó liên quan đến những “nghiệp tình cảm” của chúng ta đối với những người bên cạnh, những người thân yêu của mình, đối với sự thưởng thức thế giới nghệ thuật, âm nhạc, văn học và những ham muốn của con người đối với vô thường.
Khoa học tự thân không hấp dẫn nhân loại bằng công cuộc kiếm tìm chân lý. Bất cứ ích lợi nào tích tụ là một hiệu quả có thể thấy được của khoa học nhưng đó không phải là thứ chủ định của nó, ngược lại mục đích chủ định của Phật giáo là cứu chuộc nhân loại khỏi khổ đau. Vì vậy, dưới cái nhìn trung lập của nó về phương diện giá trị, khoa học có thể được khai thác cho cả cái tốt lẫn cái xấu. Ngược lại, mục đích độc tôn của Phật giáo là tiêu trừ nỗi đau khổ cho chúng sinh, có nghĩa là “chân lý” của Phật giáo đồng nghĩa với bảo vệ chúng sinh, do đó Phật giáo là một phương cách cho một sự chấm dứt (đau khổ – ND).
Đối với khoa học, với cái nhìn nghiêm khắc hơn, chân lý là sự kết thúc. Nói một cách khoa học thì giữa khoa học và Phật giáo tồn tại một hố sâu cơ bản: Khoa học có thể lý giải sự vật hiện tượng như thế nào chứ không phải tại sao trong khi cái mà Phật giáo truy vấn là vì sao (lại/mà) khổ.
* Tác giả: Arvind Sharma – giảng viên Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học McGill, Montreal, Canada.
Dân Nguyễn (Dịch từ The Times of India)