.
.

Chùa Thầy – Dấu ấn xứ Đoài miền phủ quốc


Vùng văn hóa Xứ Đoài và điểm nhấn chùa thầy từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thi sĩ khi có cơ hội 1 lần ghé thăm, thậm chí cảm hứng ấy còn bỗng trào dâng trong cảm niệm qua tư liệu mà chưa 1 lần được tận mắt chúng kiến, dù những cảm nhận ấy có đôi nét khác nhau, song đều giữ được dư vị tha thiết, đậm sâu, nét đẹp tinh tế, của mảnh đất này :

Núi quê tôi cao hơn miền chân mây

Cóp nắng mưa gửi về phương xa vắng

Biển biếc xanh – núi cũng rất xanh

Bóng hồ thu âm trọn mái thủy đình

Vượt qua quãng đường gần 20km từ thủ đô Hà Nội bạn sẽ đến mảnh đất bán sơn địa, khu danh thắng chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn huyện quốc oai, Hà Nội.

Một vùng đồng quê yên ả, thanh bình, xua tan đi những ồn ào náo nhiệt nơi phố thị thường ngày.  Khung cảnh bình yên của vùng xứ đoài miền Phủ quốc ấy bỗng dội về tuổi thơ của bao thế hệ người rời quê ra thành phố lập nghiệp

Vẻ đẹp vốn có của con người hòa quyện cùng cảnh sắc thiên nhiên nơi đây tạo nên  bức tranh quê hồn hậu và thấm đượm chất thi ca lãng mạn trong từng vần thơ quang dũng

“ Bao giờ trở lại đồng bương cấn

Về núi Sài Sơn ngó lùa vàng

Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ quốc

Sáo Diều khuay khuắt thổi đêm trăng

Mảnh đất nghìn năm văn vật đã nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao nhà thơ, những thi nhân của làng quê với hồn thơ bình dị ấy phải nhắc tới nhà Thơ Tạ Anh Chính,  một người con quê hương Sài Sơn đã gắn bó với nơi đây gần cả đời người, trong ông mang một tình yêu lớn với con người người và cảnh vật quê hương, thấm đẫm bao giá trị văn hóa trải dài theo sự đổi thay từng ngày của mảnh đất này.

Chính con người và cảnh sắc nơi đây tạo niềm cảm hứng rất lớn khiến ông say mê  tạo tác nên những suy nghĩ và nói lên tình yêu quê hương qua những vần thơ, thơ ông bình dị như chính hồn người, hồn quê xứ đoài miền phủ quốc

Ông chứng kiến bao sự đổi thay của quê hương, những ký ức xưa ùa về một miền quê xứ đoài vẫn đầy trong hoài niệm, ông say xưa kể lại những ký ức xưa mỗi địa danh trên Núi Thầy gắn với một câu chuyện lịch sử mà ông thuộc làu làu, và đưa vào những trang viết

Cùng với chùa tây phương và chùa hương, chùa thầy là 1 trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà thành. Nếu như chùa láng gắn liền với giai đoạn đầu của thiền sư từ đạo hạnh, thì chùa thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát Tục của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng thiền Ti –  na – đa – lưu- chi này.

Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng nam, trước chùa , nằm giữa Sài sơn và long đẩu là 1 hồ rộng mang tên Long chiểu hay long trì, tức là ao rồng. Sân có hàm rồng. Chùa Thầy được xem như một tuyệt tác của bàn tay con người giữa một kỳ quan thiên nhiên “hữu động, hữu hồ, hữu thiên thị, giang sơn nhất đới biểu kỳ quan” , tức là có động, có hồ, có chợ trời, núi song tiêu biểu giải kỳ quan

Quần thể kiến trúc chùa thầy là 1 bức tranh thủy mặc hài hòa giữa hội họa và nghệ thuật kiến trúc, dường như có 1 sự sắp đặt vô tình nào đó của tạo hóa.  Mỗi một hệ thống kiến trúc đều góp phần làm đậm đà thêm cho chốn bồng lai tiên cảnh, sơn thủy mà hữu tình.

Đối với nhà thơ Tạ Anh chính, mỗi 1 cảnh quan xứ thầy đều gợi về cho ông những nguồn cảm hứng trào dâng trong thi ca. Có lẽ ông là 1 trong số những người hiếm hoi hiểu rõ từng chân tơ kẽ tóc những câu chuyện nơi mảnh đất linh thiêng này. Ông nói về món rơi ngựa, 1 món ăn trong 4 linh vật tiến vùa ngày xưa, mới thấy hết giá trị chùa thầy không chỉ nằm ở cảnh sắc, mà còn là những sản vật quý hiếm.

Trong sự giao thoa của thời gian,  chùa Thầy khoác lên mình những đổi Thay khác biệt. Chùa thầy hôm nay được biết đến nhiều hơn, đông vui hơn, nhưng vẫn giữ vững những giá trị văn hóa, tâm linh tín ngưỡng vốn có.

Mỗi 1 mùa trong năm lại tới, chùa thầy lại chuyển mình thay áo mới để trở nên hòa nhập vào tiết trời đặc trưng ấy. Nếu như hạ về, người ta sẽ nhìn thấy những lũ trẻ thỏa sức nô đùa dưới dòng nước, trong xanh, và tươi mát nơi hồ long trì, để bỗng thấy tuổi thơ bình yên khác biệt. Cái nắng oi bức, ngột ngạt tan đi, trả về 1 mùa thu  chùa thầy đượm buồn man mác:

Rón rén thu vin cành trinh nữ

Mây xứ đoài vờn bay họp chợ giời

Uốn mình rặng liễu đung đưa lá

Ướt đẫm đầu cành giọt sương mai

Những cơn gió lạnh đầu đông luồn nhẹ qua mái thủy đình khiến cảnh sắc có gì đó liêu trai đến lạ. Và rồi đông đi, xuân lại về, chùa thầy rợp trong cờ hội, trống nhạc, trong đoàn người nô nức chảy hội.

Không chỉ là trung tâm phật giáo, với nhiều hoạt động tôn giáo tín ngưỡng cổ xưa, chùa thầy còn là mảnh đất giàu văn hóa’ truyền thống phong phú bởi những hoạt động lễ hội nhiều màu sắc:

Nhớ ngày mồng 7 tháng 3

Trở về hội láng, trở ra hội thầy

Lùng tùng trống hội tháng 3

Tháng 3 mùng 7 ai xa nhớ về

Nắng vàng nhuốm cỏ bờ đê

Lúa thơm con gái xuân thì đôi mươi

Trong không khí xuân ngập tràn khắp muôn nơi, Chùa thầy lại  nô nức trào đón dòng người đổ về chẩy hội. Đua đăm, rước giá, hội thầy trở thành tâm niệm của mỗi người con xứ đoài vào mùa xuân. Có lẽ người ta đến chùa thầy không phải chỉ là được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, hay không khí đông vui náo nhiệt mùa lễ hội, mà có lẽ còn là để tìm về những giá trị con người, bởi khi tới đây gia đình mới có cơ hội gắn kết, đong đầy thêm nhiều yêu thương, mà cuộc sống thường ngày tất bật họ vô tình bỏ qua. Lễ hội chùa thầy năm nay có nhiều điểm mới lạ, hấp dẫn

Lễ là 1 trong những nét sinh hoạt văn hóa mang tính chất cộng đồng, thể hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Chính điều đó khiến lễ hội trở thành 1 phần sinh hoạt văn hóa của người Việt, đặc biệt là người Bắc bộ xưa và nay. Người bắc bộ có điểm chung về cuộc sống “gia đìnhlàngnước“. Nói đến vùng Bắc Bộ thì yếu tố văn hoá này còn rất sâu đậm trong ý thức của người dân, đặc biệt là khái niệm về dấu ấn quê hương xứ sở như văn hoá cổ làng xã, ngành nghề từ địa phương, đất đai và thờ cúng tổ tiên… Cách tổ chức những hoạt động văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Hội chùa Thầy ngày nay du khách còn được tham gia vào sự giao thoa văn hóa với các loại hình nghệ thuật của nhiều dân tộc từ khắp mọi nơi hội tụ về đây, dường như càng khắc sâu thêm dấu ấn văn hóa vùng miền. Những loại hình nghệ thuật ấy hòa chung vào nếp văn hóa vốn có của xứ đoài khiến chùa thầy hôm nay thật đặc biệt.

Thi thổi cơm là trò chơi dân gian khá phổ biến tại nhiều lễ hội ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên cuộc thi nấu cơm lần thứ nhất được tổ chức tại Lễ Hội Chùa Thầy năm 2017 lại mang đến cho người xem nhiều điều khác biệt. Cuộc thi được diễn ra vào ngày hội cuối 7 tháng 3 âm lịch  tại sân trung tâm Chùa Long Đẩu. Thổi cơm là công việc rất đỗi  bình thường, diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Thế nhưng  công việc tưởng chừng như đơn giản này lại khiến người xem có một cái nhìn nhận hoàn toàn mới mẻ. Thi thổi cơm bắt ngồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước từ xa xưa, các vua chúa thời phong kiến muốn tuyển chọn những cung tần, mỹ nữ phục vụ trong cung đình thì ngoài ngoại hình các cung tần cần phải có sự khéo léo, đảm đang phục vụ nhà vua trong công việc ăn uống. Chính vì lý do đó mục đích của cuộc thi nấu cơm là nhằm tìm ra những người phụ nữ khéo léo nhất, đảm đang nhất

Ngoài những nghi lễ đậm đà dấu ấn phật giáo thiêng liêng, lễ hội chùa thầy còn lôi cuốn Phật tử và du khách thập phương bởi 20 tiết mục múa rối nước. Với sự khéo léo tài tình, các nghệ nhân đã làm sống lại những tích diễn xưa qua hình tượng múa rối truyền thống, trong không khí sống động, thấm hồn quê, đã đem đến cho du khách  những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về truyền thống văn hóa, dấu ấn phật giáo thấm đẫm trong một vùng lễ hội:

Nhà thủy đình được ví như viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi biểu diễn trò múa rối nước. Thiền sư Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của loại hình nghệ thuật dân gian này.  Theo các thư tịch cổ, múa rối nước đã rất thịnh hành trong cung đình ở thế kỷ XI. Song múa rối cũng đã tồn tại trước đó ở các làng quê. Tương truyền trên đường hành đạo, thiền sư Từ Đạo Hạnh đã truyền nghệ múa rối nước cho cho nhiều dân làng và đặc biệt là dân làng Ra, tên chữ là làng Phú Đa, nay là Phú Hòa, Thạch Thất, Hà Nội. Chính vì thế hàng năm vào dịp hội chùa Thầy, phường rối làng Ra và chỉ có phường này mới được về diễn chầu ở thủy đình trên hồ Long Trì để tỏ lòng tôn kính người sáng lập nghề.

Lễ hội và nghi lễ phật giáo là nơi tích hợp nhiều loại hình nghệ thuật tổng hợp như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo hình. Hội chùa Thầy cũng vậy. ba ngày diễn ra lễ hội đó là những thời điểm kết tụ được tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, cuốn hút người xem vào những tiết mục vui nhộn, dân dã của cuộc sống nông thôn Việt Nam đan xen với tín ngưỡng Phật giáo, in đậm từ các biểu diễn văn nghệ đến cách tạo tác con rối.

Vươn dậy từ công cuộc khai sinh lập địa có lịch sử khởi nguồn đầy khó khăn gian khổ, trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển để có được nền văn hoá dân tộc đa dạng, phong phú như ngày nay. Những nét văn hóa cổ xưa được gìn giữ và bảo tồn Đã góp phần không nhỏ trên hành trình xây dựng 1 nền văn hóa tiến bộ, hiện đại, hòa nhập và phát triển. đi sâu vào đời sống văn hóa và tâm linh của con người nơi đây, làm nên nét đặc sắc và tạo điểm nhấn sâu đậm của một vùng văn hóa xứ đoài.

Quê hương ơi có tự bao giờ

Núi rồng núi ngọc dấu tích xưa

Chuông ngân vọng xuống chiều bóng ngả

Dệt mãi sài sơn muôn ý thơ

Truyền hình SVtv