Phật giáo còn hơn là một tôn giáo. Nó còn là một phương cách sống. Phật giáo rất thực tế chứ không phải chỉ khư khư ôm giữ những tín ngưỡng giáo điều.
Điều khiến tôi ngạc nhiên đó là những lãnh tụ Phật giáo được phát hiện chứ không phải được lựa chọn. Các vị Đạt Lai Lạt Ma chẳng hạn, được tin là có năng lực để chọn thân thể mình sẽ tái sinh, cũng có nghĩa là mỗi vị Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của người cuối cùng.
Đức Phật sinh ra là Tất Đạt Đa Gautama, một hoàng tử ở Lumbini, gần biên giới Nepal và Ấn Độ nhưng ngài đã từ bỏ tất cả vinh hoa phú quý của bản thân sau khi chứng kiến những buồn khổ xung quanh mình.
Các giáo lý của Đức Phật tập trung trong Tứ Diệu Đế, được diễn tả như sau:
- Mọi tồn tại đều là dukkha (“đau khổ”, “thống khổ”, “đớn đau” hay “bất thỏa mãn”)
- Nguồn gốc của dukkha là nghiệp
- Hết nghiệp sẽ hết dukkha
Vì chúng ta là nguồn gốc lớn nhất cho những khó khăn của bản thân, vì vậy, chúng ta cũng chính là giải pháp cho bản thân. Chúng ta không thể thay đổi những gì xảy ra với mình nhưng chúng ta có thể thay đổi cách phản ứng của bản thân với chúng.
Dưới đây là 10 sự thật nên biết về Phật giáo.
Thứ nhất: Phật giáo là một thấu triệt vào tâm lý
Phật giáo chú trọng vào những trạng thái tinh thần, cảm xúc và hành vi. Vì sự chú trọng của nó vào thiền định và chánh niệm nên Phật giáo thường được xem là một hình thức của tâm lý hơn là một tôn giáo. Ý niệm tâm lý học của Phật giáo được gọi là Apidhamma.
Thứ hai: Không thể trở thành một Phật nữ
Phật giáo có sự thiên vị, mục tiêu tìm kiếm giác ngộ dành cho những người sinh ra là nam giới. Một người nữ giới cũng có thể đạt tới Niết Bàn nhưng không bao giờ có một vị Phật nữ. Tương tự, chưa từng có một Đạt Lai Lạt Ma nữ và trong những câu chuyện Jataka, các vị Phật chưa từng là nữ giới, thậm chí khi Phật hóa thân thành con vật thì đó vẫn là một con vật giống đực.
Thứ ba: Phật giáo nói không với khiêu dâm
Khiêu dâm ở hầu hết các quốc gia có truyền thống Phật giáo đều là phi pháp, chẳng hạn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Lào và Thailand.
Thứ tư: Phật không phải thần thánh.
Tín đồ Phật môn không công nhận một vị thần hay thánh tối thượng. Thay vào đó, họ tập trung vào việc đạt đến giác ngộ – một trạng thái tĩnh tại và thông thái. Khi các tín đồ đạt được mục tiêu tâm linh này có nghĩa là họ đã đến được Niết Bàn.
Người sáng lập Phật giáo, Đức Phật, được xem là một người phi thường nhưng không phải là thần thánh. Từ “Đức Phật” có nghĩa là “Đấng giác ngộ”.
Thứ năm: Niết Bàn – Trạng thái giác ngộ
Phật tử tin vào đầu thai và do đó mỗi người phải chấm dứt vòng tròn tài sinh như sự đau khổ, tự ngã và phải đạt đến Niết Bàn – mục tiêu cao nhất và là điểm kết thúc của tự ngã.
Phật giáo dạy rằng, một cá thể đạt đến cảnh giới Niết Bàn sẽ triệt tiêu toàn bộ con người cá nhân, xóa bỏ mọi dục vọng, thậm chí là từ bỏ cơ thể của chính mình.
Trong khi hầu hết các tôn giáo đều quan tâm đến chính nó với sự sáng thế và thế giới bên kia, trong khi đó với Phật giáo, ý niệm quan trọng nhất là bỏ qua quá khứ cũng như tương lai để tập trung vào hiện tại.
Bồ đề là thứ cây quan trọng trong Phật giáo vì Đức Phật giác ngộ dưới gốc cây bồ đề.
Thứ sáu: Tha thứ
Không gì là không thể tha thứ đối với Phật giáo. Luôn luôn có khả năng để thay đổi sự ghi nhận đối với lỗi lầm của một người nào đó cũng như thay đổi nó theo hướng tốt đẹp hơn.
Thứ bảy: Đức Phật A Di Đà
Phật giáo A Di Đà là tín ngưỡng trong đó có một vị Phật tên là A Di Đà, không ai biết được vị Phật này sống trên trần gian hay trong một vũ trụ khác. Nhưng nếu bạn cầu nguyện và niệm tên Ngài nhiều lần thì bạn có thể đến được một nơi gọi là Tịnh Độ, chính là vũ trụ khác nơi bạn có thể thực hành Phật giáo trong sự hòa hợp tuyệt đối học hỏi từ những đại sư Phật giáo cổ đại.
Thứ tám: Nhà tu hành phải có thân thể phù hợp
Để trở thành một nhà tu hành, bạn phải không có bất cứ những bệnh trạng sau: phong (hủi), bướu cổ, nhọt, nấm, ngứa, vẩy nến, phổi, động kinh, vàng da, bệnh chân voi, hen suyễn, áp-xe máu, thấp khớp, tăng huyết áp, bệnh gan, trĩ, bênh xương…
Thứ chín: Không có “sách thánh” duy nhất.
Không giống các tôn giáo lớn khác trên thế giới, Phật giáo không có một cuốn “sách thánh” duy nhất chứa đựng mọi giáo lý của mình. Thay vào đó, Phật giáo có một tập hợp phong phú kinh điển và giáo lý nhưng một số trong số này được công nhận là xác thực và chính thức. Phật tử sùng kính rất nhiều kinh điển linh thiêng của tôn giáo mình.
Thứ mười: “Công án” nghĩa là tạo ra sự thông tuệ của tư duy.
Một công án (kōan) Phật giáo là một mệnh đề hoặc nghi vấn nghịch lý được sử dụng để khơi gợi nghi hoặc và quá trình kiểm nghiệm trong Thiền. Một công án nổi tiếng của Thiền sư Hakuin Ekaku đó là: “Hai bàn tay vỗ/ Ra một âm thanh/ Một bàn tay vỗ/ Âm thanh là gì?”.
Dù công án là những phát biểu đơn giản nhưng nó có thể mất đến 10 năm để các thiền sư nghiền ngẫm các công án này.
Dân Nguyễn
(Dịch từ Wittyfeed)