.
.

Nam Định: Lễ khai pháp trường hạ chùa Tiên Hương PL 2562 – DL 2018


Sáng nay ngày 23/06/Mậu Tuất (6/07/2018), Chư tăng, Ni 2 huyện Ý Yên và Vụ Bản đã vân tập về tại trường hạ chùa Tiên Hương – xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tổ chức lễ phai pháp An cư Kiết hạ PL.2562 – DL.2018.


 Chứng minh Trường hạ có TT.Thích Quảng Hà – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban BTS GHPGVN tỉnh Nam Định -ngôi Đường chủ Hạ trường cùng Chư tôn đức Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức tăng, ni BTS Phật giáo tỉnh Nam Định, huyện Ý Yên, Vụ Bản và đông đảo nhân dân phật tử địa phương cùng về tham dự.

Trường hạ chùa Tiên Hương năm nay có 135 Tăng, Ni hành trì tu tập. Gồm có 48 tăng Chư Tăng và 87 Chư Ni thuộc hai huyện Ý Yên và Vụ Bản đã vân tập về trụ xứ để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới định tuệ, tiến tu tam vô lậu học trong 03 tháng  an cư kiết hạ,  đáp ứng lòng khát ngưỡng và mong cầu của tín đồ nhân dân Phật tử địa phương tòng tăng an cư, nghe pháp hộ trì chính pháp và  tiến tu trên con đường giải thoát.

An cư Kiết hạ là một truyền thống cao quý và đã trở thành nét đặc thù riêng của Phật giáo. Đây cũng là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng, cùng quy tụ về một trú xứ để thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức nhằm phát triển đời sống tâm linh, tiến bước con đường giải thoát.

Tại buổi lễ đại diện chư hành giả an cư dâng lời cầu pháp tới Thượng tọa đường chủ hạ trường.  Toàn thể hội chúng tại hạ trường Tiên Hương đã được nghe Thượng tọa đường chủ giảng dạy về ý nghĩa Kinh Lương Hoàng Sám

Kinh Lương Hoàng Sám là ăn năn các việc bất thiện đã làm, xin hứa sẽ chừa bỏ, không dám tái phạm. Hối là hối cải. Những điều bất thiện chưa làm, sau này xin thề nguyện không bao giờ làm nữa. Bao nhiêu điều thiện đều xin làm hết.

Lễ sám hối là sự tụng giới bồ tát trong tăng đoàn hay là sự tự nhận lỗi trước vị sư học đạo. Sự nhận lỗi trước một tập thể sẽ giúp chúng ta cảnh tỉnh và thay đổi cuộc đời một cách tích cực, dẫn đến thay đổi nghiệp.

Ý niệm tha thứ là chìa khóa quan trọng nhất của sự giải thoát, và ngược lại sự giải thoát cũng chính là sự tha thứ.

Kinh Lương Hoàng Sám Văn gồm có 10 quyển. Bắt đầu bằng Nhập Sám, kết thúc bằng Xuất Sám. Văn thì trác tuyệt, ý thì thâm ảo. Có phần lễ lạy chư Phật và Bồ Tát. Dùng sức mạnh tập thể của Lương Hoàng Sám là bước thay đổi đầu tiên, là đặc điểm nổi bật nhất của Phật Giáo thời nhà Lương bên Tàu. Trước đó chưa hề có ý niệm này. LHS là kết quả của tập thể nhiều người sáng tạo và hiệu quả là nhiều người được ảnh hưởng. Do đó có nhiều người được giải thoát..

Nhân dịp này TT.Thích Quảng Hà cũng đã có lời sách tấn chư tôn đức trong Trường hạ phải nỗ lực tinh tiến tu tập. Kiên trì tu tập học giáo lý qua tam tạng kinh luật luận để tìm hiểu nghĩa kinh Phật và ý nghĩa cao sâu của chư Tổ đã giảng dạy.

Xin giới thiệu chùm ảnh tại buổi lễ:

Hoàng Tuấn