Một nhóm học giả đến từ Trung Quốc và Nhật Bản đã hoàn tất việc khôi phục 5.500 quyển trong Tam tạng kinh điển, có niên đại từ thời Tống (960 – 1279). Công việc bắt đầu từ năm 2012.
Các chuyên gia khôi phục bản viết tay của Tứ Khê Tam tạng, hoàn thành năm 1132
Các học giả đều đến dự lễ kỉ niệm tại thành phố Hồ Châu, phía đông tỉnh Chiết Giang để đánh dấu lần xuất bản đầu tiên của các bản kinh cổ, được khôi phục bằng phương pháp truyền thống sau hơn 1.000 năm.
Tam tạng kinh điển là từ để chỉ ba hệ thống chính của kinh điển Phật giáo, được thực hành bởi nhiều tông phái Phật giáo, gồm có Kinh tạng (Sutra Pitaka), Luật tạng (Vinaya Pitaka) và Luận tạng (Abhidharma Pitaka). Mỗi tông phái đều có hệ thống kinh – luật – luận và cách thức sắp xếp riêng.
“Các học giả Nhật Bản đã dành rất nhiều công sức để hoàn thành dự án” – theo học giả Li Jining của Thư viện Quốc gia Trung Quốc. “Bộ Tam tạng kinh điển không chỉ góp phần hoàn thiện Đại Tạng kinh Phật giáo mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng cho quan hệ văn hóa Trung -Nhật”.
Bà Xu Liling, Quản lý dự án, đã không cầm được nước mắt khi bà mừng công đưa dự án trở thành hiện thực trong suốt 7 năm qua. “Khi ổ cứng lưu trữ những bộ kinh bị thất lạc được gửi đến chỗ tôi từ Nhật, tôi nắm chặt nó trong tay. Tôi rất run và không thể nói lên lời.” – bà nhớ lại.
Bộ Tam tạng kinh điển được dịch lần đầu tiên tại tu viện Sixi Yuanjue tại Hồ Châu trong thời Bắc Tống (960 – 1126), bộ Tứ Khê Tạng (Sixi-zang) được hoàn thành năm 1132 nhưng sau đó bị thất lạc hoặc phá hủy trong chiến tranh. Tuy nhiên, bộ kinh đầy đủ được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn tại chùa Iwaya-ji, tại tỉnh Ehime của Nhật và được sử gia, nhà thư pháp và nhà ngoại giao Yang Shoujing (1839 – 1915) đem về Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh, trong các năm 1880 – 1884.
Thư viện Quốc gia Trung Quốc và chùa Iwaya-ji là các nơi tại Trung Quốc và Nhật Bản nhận bản thảo đầu tiên của bộ Tứ Khê Tạng đã được phục chế.
Vĩnh Hưng