.
.

Thiền tông bất lập văn tự (Hết)


Ai dám nói Thiền Việt Nam không phải nguyên gốc. Với chữ Như, đó là tận cội nguồn. Và với pháp này, không cần niệm gì nữa hết. Vì đó cũng là VÔ NIỆM. Tu theo pháp Như Thị, nhìn các pháp thường trực ngày đêm như thế, sẽ một cách tự nhiên, không cần ngồi thiền, sẽ vẫn có định huệ đầy đủ. Nhưng, thường là huệ tới trước; trường hợp này, Kinh gọi là Tuệ Giải Thoát đối với những vị A La Hán chưa đắc định, và cũng không có thần thông.


Thế nào là tức khắc, là trực tiếp phá hủy phiền não? Đức Phật nói tới 15 pháp Như Thị. Có thể gọi là Năm Pháp Như Thị (Sắc như thị, Thọ như thị, Tưởng như thị, Hành như thị, Thức như thị). Cũng có thể gọi là Mười Pháp Như Thị (Thấy sắc khởi như thị, thấy sắc diệt như thị… tương tự với thọ, tưởng, hành, thức). Nếu cộng lại, là 15. Nhưng Thập Như Thị của Kinh 12.23 khác với Thập Như Thị của Kinh Pháp Hoa, nhưng cả hai kinh đều là tuyệt vời. Tức khắc, có nghĩa là không trải qua thời gian.

Kinh SN 12.23 viết: “Như thị sắc, như thị sắc khởi, như thị sắc diệt; như thị thọ… như thị tưởng… như thị hành… như thị thức, như thị thức khởi, như thị thức diệt: với người biết như thế, với người thấy như thế, phiền não sẽ tận diệt.”.

 

Trong khi đó, Thiền Tông Việt Nam cũng tuyệt vời với bài kệ của Ngài Thích Phước Hậu (1862 – 1949) ở tỉnh Thái Bình, như sau:

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,

Học hành không thiếu cũng không dư,

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.

Trước mắt, bên tai là các pháp hữu vi, đang tập khởi và biến diệt, đang chảy xiết. Nhưng ngay khi chúng ta thấy “như thế là như thế” và thoát khỏi các tâm suy diễn tư lường, lập tức cõi hữu vi trở thành vô vi, tức Niết Bàn. Và ngôn ngữ vắng bặt. Đó là quan điểm Thiền Tông.

Ai dám nói Thiền Việt Nam không phải nguyên gốc. Với chữ Như, đó là tận cội nguồn. Và với pháp này, không cần niệm gì nữa hết. Vì đó cũng là VÔ NIỆM. Tu theo pháp Như Thị, nhìn các pháp thường trực ngày đêm như thế, sẽ một cách tự nhiên, không cần ngồi thiền, sẽ vẫn có định huệ đầy đủ. Nhưng, thường là huệ tới trước; trường hợp này, Kinh gọi là Tuệ Giải Thoát đối với những vị A La Hán chưa đắc định, và cũng không có thần thông.

Về quý ngài A La Hán, Đức Phật phân loại, trong Kinh SN 8.7, bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu có đoạn vấn đáp:

“Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn không có gì chỉ trích con về thân hay về lời nói, vậy bạch Thế Tôn, đối với khoảng năm trăm Tỷ-kheo này, Thế Tôn có gì chỉ trích hay không, về thân hay về lời nói?

Này Sāriputta, đối với khoảng năm trăm Tỷ-kheo này, Ta không có gì chỉ trích về thân hay về lời nói. Này Sāriputta, trong khoảng năm trăm Tỷ-kheo này, sáu mươi Tỷ-kheo là bậc Tam minh, sáu mươi Tỷ—kheo là bậc chứng được sáu Thắng trí, sáu mươi Tỷ-kheo là bậc Câu giải thoát, và các vị còn lại là bậc Tuệ giải thoát.” (6)

Chữ “Câu giải thoát” là giải thoát bằng định và cùng lúc giải thoát bằng huệ. Còn Tuệ giải thoát là chỉ duy đắc Huệ.

Tương tự, trong Kinh SN 12.70, tôn giả Susima thắc mắc khi chứng kiến nhiều vị tăng tới trước Đức Phật, thưa rằng “Chúng con biết rõ rằng: ‘Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa’” nhưng khi hỏi trực tiếp, quý ngài A La Hán này trả lời tôn giả Susima rằng quý ngài chưa hề có thần thông, không hề nhớ đời quá khứ hay thấy tương lai, chưa hề đắc định nào… nhưng biết chắc rằng đã có Tuệ Giải Thoát. Ngài Susima mới nêu thắc mắc với Đức Phật, và được trả lời rằng đúng như thế, là có các A La Hán Tuệ giải thoát, không thần thông và chưa đắc định. (6)

Đức Phật dạy pháp thở

Vào chùa, bước đầu thường được dạy pháp thở. Bởi vì để an tâm nhanh nhất, không gì hơn pháp thở. Tuy nói rằng bước đầu, nhưng theo hướng dẫn của Đức Phật, pháp thở cũng là tận cùng, vì qua pháp thở sẽ hoàn mãn Tứ Niệm Xứ, Thất Giác Chi, và rồi Niết Bàn. Câu hỏi là, thở như thế nào?

Quý Thầy dạy thở, có khi dựa theo Kinh, có khi dựa theo Luận. Trong bài này, sẽ chỉ nói về pháp thở dựa theo Kinh.

Đức Phật dạy pháp thở khác với nhiều thầy đời sau. Các bộ luận như Thanh Tịnh Đạo, A Tỳ Đàm và nhiều luận khác đã dạy thở đếm số, hay dạy chú tâm vào chóp mũi… Hiển nhiên quý ngài luận sư muốn dùng cách tiện dụng tùy đối tượng. Giả sử, như dân quê mù chữ, không biết đếm số, có lẽ đếm hơi thở có thể không thích hợp (chúng ta chỉ đoán, không có ý chỉ trích, vì rất nhiều người đã vào cửa bằng thiền sổ tức).

 

Có một lý do nữa, lời dạy của Đức Phật là pháp bảo muôn đời. Trong khi lời dạy của các luận sư có thể chỉ thích hợp vào một thời nào, cho một thành phần nào, và có khi không phù hợp với kinh. Cho nên, nhiều vị sư, kể cả thuộc truyền thống Therevada Thái Lan, không dựa vào luận, mà chủ yếu dựa vào kinh.

Đọc về cuộc đời ngài Ajahn Chah, chúng ta thấy ngài nhiều năm ưa làm du tăng, lang thang tìm nơi rừng xa, hang động để ngồi thiền. Như thế, không có thì giờ bận tâm với các bộ luận phức tạp. Ngài nói: “Học A Tỳ Đàm có thể lợi ích, nhưng quý vị phải học mà không dính vào sách vở.” (Studying the Abhidhamma can be beneficial, but you have to do it without getting attached to the books.) (7)

Do vậy, những vị sư nối pháp của ngài Ajahn Chah dựa vào kinh nhiều hơn luận.

Nhà sư Ajahn Sumedho (tên đời là Robert Karr Jackman, sinh ngày 27/7/ 1934, tại Seattle) đang hoằng pháp ở Anh quốc, từng viết rằng trong đời ngài chưa bao giờ chán như khi học Abhidhamma (bằng tiếng Anh) tại Bangkok, và ngài nghĩ: “Đó không phải là điều mình muốn từ tôn giáo này.” Và chỉ khi học Phật pháp qua phương pháp và cuộc đời của Ajahn Chah, mới cảm thấy đó là tốt đẹp nhất trong đời. (7)

Nhà sư gốc người Úc Ajahn Sujato, cũng từ Thiền phái Lâm Truyền của ngài Ajahn Chah, hiện là một trong các học giả chủ lực của trang Sutta Central, trong một cuộc hội thoại dài về chủ đề “What is the meaning of Nama in Nama Rupa?” (Ý nghĩa của Nama trong Nama Rupa?) với nhiều học giả trên mạng này (tháng 3/2017), đã nhận xét:

“Sujato (tháng 3/2017): Đây là một từ ngữ từ A Tỳ Đàm, nghĩa là “hiểu biết về sự phân biệt giữa tâm và thân.” Nó dựa vào sự diễn dịch A Tỳ Đàm chặt chẽ về namarupa như “tâm và thân,” mà [diễn dịch] này không tìm thấy ở kinh nào cả. Cảnh giác: dùng A Tỳ Đàm để hiểu kinh sẽ chỉ dẫn tới mệt mỏi và bực dọc! Quý vị sẽ phải học cả mớ phức tạp, và rồi mất nhiều năm sau để gỡ chúng ra khỏi trí nhớ! Y hệt như tôi đã làm!”.

(This is an Abhidhamma term, which means “the knowledge of distinguishing between mind and body”. It relies on the strictly Abhidhamma interpretation of nāmarūpa as “mind and body,” which is not found in the suttas at all. Warning: using the Abhidhamma to understand the suttas will only lead to weariness and vexation! You will have to learn a bunch of complicated stuff, and then spend years unlearning it! Like I did!” (7)

Ngài Sujato viết rằng khi kinh và luận dị biệt, hãy chỉ tin vào kinh; nhưng khi tương hợp, luận sẽ giúp ích.

Ajahn Brahm, một vị sư nối tiếng trong việc hoằng pháp ở Úc châu và Anh quốc, cũng từ truyền thống Ajahn Chah, có lập trường chỉ dùng Kinh Phật, không dựa vào các luận thư. Ngài giải thích qua video nhan đề “Abhidhamma was not taught by the Buddha” (Đức Phật không dạy A Tỳ Đàm): https://youtu.be/LIK3h-UMwaw (click cc: để xem phụ đề).

Đó là lý do, nơi đây chúng ta chỉ bàn về pháp thở trong Kinh Phật. Pháp niệm hơi thở là niệm thân, nhưng thực sự cũng là sẽ tuần tự niệm thân thọ tâm pháp.

Trích một phần Kinh SN 54.1, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, như sau:

“…Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra.

Thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”. Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”.

“Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.

“Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập…” (ngưng trích — có thể đọc toàn bộ kinh ở link (7) cuối bài).

Làng Mai của Thầy Nhất Hạnh cũng dạy pháp thở trong kinh.

Đối với người hiểu tiếng Anh, có thể vào YouTube để theo các hướng dẫn thiền về hơi thở của nhiều vị sư. Trong đó, Ajahn Brahm có cả trăm băng video, dài ngắn khác nhau, dạy về thiền hơi thở. Thầy Ajahn Brahm nói tiếng Anh dễ nghe, lại có phụ đề (click cc:) nên tiện dụng. (7)

Lỗi in sai: Dư một chữ ‘KHÔNG’

 

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, bản Việt dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, có in nhầm: dư một chữ “không.”

Xin trình bày nơi đây, để Giáo hội khi tái bản, xin đề nghị hiệu đính chỗ này: xóa bớt một chữ “không.”

Kinh AN 2.125-126 “Ghosa Suttas: Voice” Bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu viết:

“Monks, there are these two conditions for the arising of wrong view. Which two? The voice of another and inappropriate attention. These are the two conditions for the arising of wrong view.”

“Monks, there are these two conditions for the arising of right view. Which two? The voice of another and appropriate attention. These are the two conditions for the arising of right view.” (8)

Bản tiếng Việt của HT Thích Minh Châu, nguyên văn:

“Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi.

Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai duyên khiến chánh kiến sanh khởi.” (8)

Lỗi này, do vậy, trên rất nhiều trang web tiếng Việt đều bị vướng.

Khi tái bản Kinh Tăng Chi Bộ, kính xin cắt bỏ chữ “không” ở đoạn thứ nhì.

Bài viết này xin ngưng nơi đây, và xin gửi lời chúc đầu xuân tới tất cả chư tôn đức tứ chúng.

 

Nguyên Giác

Ghi chú:
(1) Vài Ghi Chú Rời Về Thiền –  https://thuvienhoasen.org/a27186/vai-ghi-chu-roi-ve-thien 
Bản dịch Khantipalo: https://suttacentral.net/en/snp4.2 
 
Bản dịch Thanissaro 
Bhikkhu: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.4.02.than.html 
Bản dịch Bhikkhu Bodhi: không có bản điện tử, trên sách giấy The Suttanipata, ấn bản 2017, trang 293.
 
Bản dịch Bhante Varado: http://suttas.net/english/suttas/khuddaka-nikaya/sutta-nipata/atthakavagga%20-%20php%20version%201.4/02-cave.php 
 
Guhatthaka-suttaniddeso: Upon the Tip of a Needle –
 https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/nm/nm.2.04.olen.html 
 
(2) Trích lá thư gửi Marcus năm 1950: “He experiences himself, his thoughts and feelings as something separated from the rest — a kind of optical delusion of his consciousness.” (https://thuvienhoasen.org/a29217/khi-einstein-chia-buon) 
 
Trích lá thư gửi gia đình Besso năm 1955: “Now he has departed from this strange world a little ahead of me. That means nothing. People like us, who believe in physics, know that the distinction between past, present and future is only a stubbornly persistent illusion.” (https://en.wikipedia.org/wiki/Michele_Besso) 
 
(3) Pháp Cú. Verse 348: Give up the past, give up the future, give up the present. Having reached the end of existences, with a mind freed from all (conditioned things), you will not again undergo birth and decay. 
(http://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=348 )
 
Thời gian vĩnh cửu trong Itivuttaka 43:
 
The escape from that, the peaceful,
 
Beyond reasoning, everlasting,
 
The not-born, the unproduced,
 
The sorrowless state that is void of stain,
 
The cessation of states linked to suffering,
 
The stilling of the conditioned—bliss.
 
https://suttacentral.net/en/iti43
Trung Luận: https://thuvienhoasen.org/p19a15697/pham-02-quan-ve-di-lai 
 
(4) Kinh MN 138, bản Việt: https://suttacentral.net/vn/mn138 
 
Bản của Ni Trưởng Uppalavanna: http://awake.kiev.ua/dhamma/tipitaka/2Sutta-Pitaka/2Majjhima-Nikaya/Majjhima3/138-uddesavibhanga-e.html 
 
Bản của Thanissaro 
Bhikkhu: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.138.than.html 
 
Kinh Pháp Bảo Đàn – https://thuvienhoasen.org/p16a685/pham-toa-thien-thu-nam
 
(5) Kinh SN 35.85 –
 https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn35/sn35.085.than.html 
Kinh MN 121 – https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.121.than.html
 
Snp 5.15, bản Ireland: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.5.15.irel.html  
 
Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.5.15.than.html 
 
Bát Nhã Tâm Kinh Trực Giải –
 https://thuvienhoasen.org/images/file/oDLGWJ1G0QgQAONU/batnhatamkinhtrucgiai.pdf 
 
Ajahn Chah: This is the practice, not to have anything, not to have the flag and not to have the wind. If there is a flag, then there is a wind; if there is a wind, then there is a flag. You should contemplate and reflect on this thoroughly until you see in accordance with Truth. If considered well, then there will remain nothing. Its empty — void; empty of the flag and empty of the wind. In the great Void there is no flag and there is no wind. There is no birth, no old age, no sickness or death. Our conventional understanding of flag and wind is only a concept. In reality there is nothing. Thats all! There is nothing more than empty labels. 
(https://www.wisdomlib.org/buddhism/essay/bodhinyana/d/doc1245.html )
 
Kinh Snp 5.14 – https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.5.14.than.html 
 
(6) Kinh SN 12.15 – https://suttacentral.net/en/sn12.15
 
Kinh Snp 3.6 — https://suttacentral.net/en/snp3.6 
 
Kinh SN 1.62 — https://suttacentral.net/en/sn1.62 
 
HT Thích Thanh Từ. Thiền Sư Việt Nam: https://thuvienhoasen.org/p58a11306/5/phan-04 
Kinh Bahiya – https://thuvienhoasen.org/a14273/bai-phap-khan-cap-bahiya-sutta 
 
Kinh AN 4.24 – https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an04/an04.024.than.html 
 
(Bhikkhu Bodhi. Kinh SN 12.23.
 
Bản 1995 — https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn12/sn12.023.bodh.html 
 
Bản 2000 — https://suttacentral.net/en/sn12.23) 
 
Kinh SN 8.7, HT Thích Minh Châu dịch – https://suttacentral.net/vn/sn8.7 
 
Kinh SN 12.70. Bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu –
 https://suttacentral.net/vn/sn12.70 
 
(7) Ngài Ajah Chah nói về Abhidhamma –
  https://www.budsas.org/ebud/ajchah_lib/01_key.htm
 
Ajahn Sumedho nói về Abhidhamma –
 https://www.fsnewsletter.org/html/76/sumedho.htm 
 
Sujato nói về Abhidhamma – https://discourse.suttacentral.net/t/what-is-the-meaning-of-nama-in-nama-rupa/4600/10
 
Kinh SN 54.1, bản dịch của HT Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/vn/sn54.1 
 
Ajahn Brahm dạy trên 
YouTube: https://www.youtube.com/results?search_query=%22ajahn+brahm%22+%22breath+meditation%22 
 
(8) Kinh AN 2.125. Bản của Thanissaro 

Bhikkhu: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/an02/an02.125-126.than.html 

 
Bản của HT.Thích Minh Châu: https://suttacentral.net/vn/an2.118-129