.
.

Khôn dại ở đời theo tinh thần triết đạo


Hằng ngày, mỗi lúc mỗi nơi ta đều học được những điều khôn điều dại từ người khác. Khôn cũng có nhiều loại mà dại cũng lắm kiểu dại khờ.

Khôn có nhiều loại như sau:

Có người khôn lanh thành ma mãnh, dối gạt người khác, mưu cầu cho bản thân, tự tư tự lợi, dối trên gạt dưới, lọc lừa lẫn nhau cũng vì danh tài lợi dưỡng phục vụ cho tự ngã bản thân, xa thì hại nước hại dân, gần thì hại người hại bạn. Loại người này khôn thì khôn thật, nhưng sử dụng cái khôn không kèm theo cái đức. Là mối nguy hại cho xã hội. Ta thấy họ, học từ họ cái khôn mà tránh, biết mà đề phòng, mà tốt nhất là “chọn bạn mà chơi,xa phường bất lương, kẻ dữ” là được. Với loại này Đức Phật có câu: “nếu không tìm được người tốt, bạn đồng hành, bạn đạo thì hãy như con voi một tự tại giữa rừng già”. Chứ không mà nếu “một cây cổ thụ cả bầy chim chóc tụ hội thì không tránh khỏi họa khô gãy”.

Có người khôn mà xem ra không bằng người ngu vì vô minh che đậy, làm đều xằng bậy, hại nước hại dân, bán nước cầu vinh, trộm cắp cướp giựt, mánh khóe đủ đường nhưng chung quy cái khôn đó không vào tù ra tội thì cũng nghiệp báo sớm muộn mà thôi.

Có người khôn trong quan hệ giao tiếp, hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phù hợp với tinh thần đạo pháp, tránh xa người gian, gần gũi người hiền. Siêng năng học hành đạo lý, nổ lực tu tập hành trì giới Đức, tu hành thân tâm.

Và dại cũng lắm kiểu dại như sau:

Có người dại mà nghe gì tin đó, ai nói gì biết đó, không có lập trường, tự chủ bản thân. Dại kiểu này nếu gặp người tốt thì may, mà gặp kẻ gian kẻ xảo trá thì là họa cho bản thân và người xung quanh.

Có người dại mà biết mình dại, siêng năng học hành, tiếp thu kiến thức, nổ lực tu tập, tinh tấn hành trì đạo pháp.

Ví như Châu Lợi Bàn Đặc là đệ tử Đức Phật, là người kém trí tuệ nhất trong các đệ tử, những gì Đức Phật thuyết pháp vừa nghe đã quên, nói trước quên sau. Vì căn tánh ngu độn đó, Đức Phật dạy riêng cho Châu Lợi Bàn Đặc câu: “con khi nào cầm chổi quét sân hãy đọc chổi quét”. Mà ông khi đọc tiếng chổi thì quên từ quét, đọc quét quên từ chổi. Mặc dù bị người đời che bai miệt thị nhưng ông không nản. Trải qua sáu năm thì nhờ chuyên đọc “chổi quét” mà ông đã giác ngộ, tĩnh tâm vô vi, chứng được thánh quả.

Qua đó ta thấy người tuy ngu nhưng cũng có ngày sáng, quan trọng là tinh thần đừng mất, ý chí đừng lung lay, tinh tấn tu tập hành trì hằng ngày. Tuy ta còn nhiều điều chưa tốt, có nhiều phiền não, chưa hiểu đạo pháp nhưng một lòng tinh tấn tu tập thì cũng như Châu Lợi Bàn Đặc có ngày giác ngộ.

Có hai loại người khó bảo, khó khuyên, khó nói, khó tin, khó tu, khó đạt, khó thành tựu đạo đó là:

Một là người quá khôn, tự cho mình giỏi, ngờ vực đủ điều, phân vân mọi thứ, niềm tin không có, tự ngã kiêu mạn nên khó tu.

Hai là người quá dại, nói gì không hiểu, ai bảo không biết, không có lập trường, tự ti bản thân, nhụt chí quyết đoán, không nổ lực học tập, giãi đãi tu tập thì khó thành đạo.

(Riêng Châu Lợi Bàn Đặc chúng ta đừng ghép vào đây vì ông tuy dại mà biết mình dại, tinh tấn siêng năng, lấy sở đoản làm sở trường thì không sớm thì muộn cũng thành tựu, miễn có tâm nhiệt thành, tâm tinh tấn tu tập.)

Như vậy, khôn quá cũng không được dại quá cũng không xong. Phải có một chữ “biết”. Biết là biết ta điểm mạnh là gì điểm yếu là gì mà từ đó duy trì điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Biết là biết cái tốt mà học, biết cái xấu mà tránh. Biết là biết cuộc đời vô thường mà đừng để tâm trí bị lôi kéo bởi vọng niệm trần lao, ngũ dục lục trần. Biết mình đã tu tới đâu mà nổ lực tu tập tốt hơn. Biết là ai cũng có Phật tánh, có tâm giác ngộ mà kính trọng khiêm nhường tất cả mọi người. Biết kính người trên nhường người dưới, giúp kẻ thế cô. Biết hiếu thảo là nguồn gốc của Đức Hạnh, lấy hiếu thảo làm chân tu mà hành xử cho phải đạo. Và biết nhiều thì khổ não cũng nhiều vì nhiều lúc biết những thứ không nên biết (như rượu, chè, cờ bạc, trộm cắp, tà dâm, đọc tin tức báo chí toàn điều thị phi làm gây phiền não tâm trí). 

Có câu “người khôn người tìm chốn lao xao, ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”. Thế gian ai cứ tự cho mình khôn thì cho khôn còn ta cứ cho cứ biết ta dại thì như Đức Phật đã nói “người ngu mà biết mình ngu là người có trí”. 

Bài viết: “Khôn dại ở đời theo tinh thần triết đạo”
Nguồn: Thuvienhoasen