Các nhà khảo cổ học làm việc tại khu khai quật ở Thổ Cốc Thạch Quật, Tân Cương (新疆,吐峪溝石窟), nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc, công bố đã tìm thấy một bản kinh cổ đại được cho là bản sao của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (摩訶般若波羅蜜多經), được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ của Tam Tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang (618- 907).
Đường tăng Huyền Trang là học giả uyên thâm, nhà du thám kỳ tài, nhà sử học uyên bác, nhà địa lý học chân tài, nhà ngôn ngữ học xuất chúng, người sáng lập Pháp Tướng tông (法相宗) cũng gọi là Duy Thức tông (識宗) của Phật giáo Trung Hoa và nổi tiếng nhất với vai trò là nhà phiên dịch.
Bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (摩訶般若波羅蜜多經) được phát hiện tại Động Thổ Cốc Câu (吐峪溝), ốc đảo cổ đại, nằm trên sa mạc Takelamagan Shamo (塔克拉玛干沙漠-Tháp Khắc Lạp Mã Can sa mạc), một sa mạc tại Trung Á, trong khu vực thuộc khu tự trị dân tộc Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ảnh: GS.Hạ Lập Đông (夏立東)/ecns.cn |
Các nhà khảo cổ học tại Thổ Cốc Thạch Quật, Tân Cương (新疆,吐峪溝石窟) phía Tây Bắc Trung Quốc. Ảnh: ecns.cn |
Dòng đầu văn bản Bát Nhã Tâm Kinh chỉ ra do Đường tăng Trần Huyền Trang làm theo chiếu chỉ của Hoàng đế Đường Thái Tông (唐太宗, 626-649. Các nhà nghiên cứu cho biết không có cách nào để tìm ra chính xác những ai đã thực hiện tài liệu đặc biệt này.
Giáo sư Hạ Lập Đông (夏立東), thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Không có bằng chứng nào chứng minh bản kinh được biên dịch bởi Đường tăng Trần Huyền Trang. Nhiều nơi thực hiện công việc dịch thuật và được sự cộng tác của hàng nghìn người trong ban phiên dịch Tam tạng kinh điển ở Tràng An và Lương Châu do triều đình nhà Đường phát tâm tài trợ kinh phí. Có thể bản Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh đang khai quật là bản sao của một nhân viên thuộc trung tâm dịch thuật”.
Tuy nhiên, Giáo sư Hạ Lập Đông quan sát thấy: “Người sao chép có chữ viết rất đẹp” và bản kinh được các chuyên gia lành nghề đánh giá rất cao.
Đường tăng Trần Huyền Trang (618- 907) được xem là một trong những bậc hiền triết cao tăng thạc đức nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo thế giới, đặc biệt trong việc phiên dịch kinh điển Phật giáo từ Phạn ngữ sang Hán ngữ. Hành trình đi từ Trung Hoa sang Ấn Độ mất 17 năm, gồm 2 năm đi, 2 năm về và 13 năm lưu trú du học tại Đại học Phật giáo Nalanda. Đây là một trung tâm nghiên cứu Phật giáo tuyệt vời, một trường đại học Phật giáo quốc tế, đồng thời cũng là một trung tâm văn hóa thế giới có tầm cỡ. Ngài thanh thản từng bước chân an lạc khởi hành từ năm 629, mãi đến năm 645 mới về đến thành Trường An, Trung Hoa. Đường tăng Trần Huyền Trang đã rời Đại đường đến 17 năm, đi trên 5 vạn dặm đường, qua 128 quốc gia lớn nhỏ. Khi về cố quốc, ngài đã mang về:
– 150 viên xá lợi
– 02 pho tượng Phật bằng gỗ đàn tô ngân cao 4 mét
– 03 pho tượng Phật bằng gỗ đàn hương cao 3,5 mét, 2,9 mét, 2,3 mét
– 657 bộ kinh, chia làm 520 tập
– Cùng một số bảo vật khác, phải dùng voi, lạc đà và 24 con ngựa mới tải hết.
Thổ Cốc Thạch Quật, Tân Cương (新疆,吐峪溝石窟) |
Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang là một trong những dịch giả người Hán dịch các văn bản của Phật giáo Ấn Độ vĩ đại nhất, và để lại thành quả lớn lao nhất (và cũng chính xác nhất). Nhiều dịch phẩm của ngài, bao gồm Tâm Kinh và Kim Cương Kinh, ngày nay vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tụng niệm thường nhật.
Quy mô của các dịch phẩm của ngài là vô song, không chỉ những kinh sách của Duy Thức tông mà ngài chủ xướng, bao gồm đầy đủ những kinh tạng Phật giáo, từ pháp chỉ quán và Đà la ni, đến pháp quán tưởng, hay tỳ Đạt ma mà toàn bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, kinh A hàm, kinh Đại thừa, các chú giải về kinh và luận, Nhân minh học (ngài là người duy nhất dịch kinh luận Nhân minh sang Hán văn) và kể cả Thắng Man luận của Ấn Độ.
Thổ cốc Thiên Phật động Cổ tích (吐峪溝千佛洞古稱), Đinh Cốc cổ tự (丁峪寺)”. |
Giáo sư Hạ Lập Đông (夏立東) chia sẻ với tờ Global Times: “Ở đây không chỉ liệt kê danh sách ngôi già lam Đinh Cốc cổ tự (丁峪寺) mà bạn cũng có thể thấy danh sách của các ngôi già lam tự viện khác, và tất cả chúng đều liên kết với ngôi già lam Đinh Cốc cổ tự (丁峪寺)”.
Giáo sư Hạ Lập Đông (夏立東) lưu ý rằng, các hiện vật sẽ giúp các học giả rõ hơn về nền kinh tế của từng thời kỳ, mối liên hệ giữa triều đại nhà Đường và các khu vực phía Tây của Trung Quốc hiện đại. Ông cũng giải thích: “Tất cả những di vật đã được khai quật này cung cấp một cái nhìn tổng quát, cho phép chúng ta nhìn thấy vai trò của Phật giáo đang thay đổi khu vực như thế nào. Thêm vào đó, nó còn đem đến cho chúng ta một khuôn khổ nghiên cứu thêm về các hang động”.
Nằm gần thị trấn Thổ Cốc, quận Thiện Thiện (鄯善县), Thổ Cốc Thạch quật, hang động Phật giáo có sớm nhất ở Tân Cương nằm ở phía Đông. Đây là nơi cung cấp những thông tin chính xác về lịch sử và nghệ thuật Phật giáo dọc theo Con đường tơ lụa. Tác phẩm nghệ thuật được phát hiện trong các hang động được ghi nhận có từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13. Trong đó, một số lượng lớn tài liệu văn bản đã giúp các nhà khảo cổ khám phá ra các chi tiết về cuộc sống thường nhật, tôn giáo và văn hóa trong khu vực.
Vân Tuyền (Nguồn: Global Times)