Huyền Trân Công Chúa (1287-1340) là một nhân vật lịch sử đặc biệt vào thời nhà Trần; năm lên sáu tuổi Công Chúa đã mồ côi mẹ, lúc vừa trưởng thànhđã sớm gánh nặng sự nghiệp non sông, rời miền văn hóa cổ Thăng Long dấn thân đi mở nước, lấy sứ mệnh nhu viễn để giữ yên bờ cõi, đem về cho Tổ quốc Đại Việt đất đai “Hai châu Ô, Lý vuông ngàn dặm”. Công lao của Huyền Trân Công Chúa đối với đất nước, đặc biệt là vùng Thuận Hóa xưa thật là vô lượng, không gì sánh được. Chính vì vậy mà hậu thế đã tôn thờ Bà làm Người Mẹ Xứ Sở và tôn phong làm vị Phúc Thần – Vị Nữ Thần Anh Thư Nước Việt. Huyền Trân Công Chúa sống mãi trong tâm thức và tình cảm của bao thế hệ người dân Việt Nam…
Nhằm tri ân công đức của Bà, hiện nay rất nhiều thành phố, thị xã của Việt Nam đã lấy tên Công ChúaHuyền Trân để đặt tên cho đường phố, nhiều nơi trong nước nhân dân còn xây đền, lập miếu thờ Bà. Một trong những ngôi đền tri ân Công Chúa Huyền Trân tọa lạc ngay dưới chân núi Ngũ Phong, chốn đất Thiên Thai mang hơi ấm phúc lành của ngọn gió Linh Thứu, thuộc phường An Tây, thành phố Huế. Ngôi đền mới dựng được vài năm mà linh ứng đã lan truyền…
Huyền Trân Công chúa Gia thế, Sự nghiệp và Di sản
Bài đọc thêm:
Am Mây Ngủ – Truyện Ngoại Sử Của Nhất Hạnh
Bước đi vào lòng muôn dân (Nguyen Hien Duc)