.
.

Chế biến khoai tây thế nào là tốt nhất?


 Chế biến khoai tây thế nào để có thể giữ lại đầy đủ dưỡng chất trong khoai tây là thắc mắc của nhiều người: nướng, luộc hay hầm là cách chế biến tốt nhất?


Chuyên gia dinh dưỡng Jarzabkowski (New York) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị, chế biến khoai tây. Theo đó, nướng là cách tốt nhất, nướng theo cách bình thường hay bằng lò vi sóng sẽ giúp bảo tồn dưỡng chất trong khoai tây đến mức cao nhất.

khoai tay 1.jpg
Khoai tây

Cách thứ hai là nấu chín khoai tây bằng cách hầm, cách này đỡ mất dưỡng chất hơn là luộc. Luộc khoai tây trong nước sẽ làm mất đáng kể dưỡng chất vì các dưỡng chất bị hòa tan trong nước.

Trong khoai tây, các dưỡng chất hòa tan trong nước là các vitamin nhóm B, vitamin C, potassium và calcium. Khoảng 80% các dưỡng chất này sẽ đi vào trong nước khi bạn luộc khoai tây. Và cũng khoảng dưỡng chất này bị mất đi khi bạn ngâm và rửa khoai tây trong nước để tránh khoai tây bị đen dần đi.

Tuy nhiên, bạn có thể nấu chín khoai tây mà vẫn giữ nguyên phần vỏ và ăn luôn phần vỏ đó. Phần vỏ khoai tây cũng chứa phần lớn lượng chất xơ có trong khoai tây.

Chồi khoai tây có gây ngộ độc? Theo Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH), nếu khoai tây có mắt và mọc chồi lên từ mắt đó thì nên cắt bỏ phần mắt và chồi của khoai tây để tránh gây ngộ độc.

Cành, lá và trái của khoai tây có chứa chất độc alkaloid như thạch tín, chaconine và solanine. Solanine là loại kịch độc dù với một lượng rất nhỏ, theo NIH.

Khi khoai tây chuyển màu sang màu xanh thì lúc đó trong khoai tây cũng có chứa độc tố. Nếu để ở nơi có quá nhiều ánh sáng mặt trời, khoai tây sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xanh.

NIH khuyến nghị “đừng bao giờ ăn khoai tây đã bị hư hỏng hay bị chuyển sang màu xanh”.

Huệ Trần 
(theo Live Science)