.
.

Archives by Month:

Archives by Year:

Phật giáo Tuyên Quang tiếp sức mùa thi năm 2018

Trong 3 ngày thi 25, 26, 27-6, BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Tỉnh đoàn Tuyên Quang tổ chức các hoạt động nấu và phát các xuất cơm cho thí sinh và...

Thông báo về việc tuyển sinh thí điểm Tiến sĩ Phật học

– Căn cứ công văn số 1340/TGCP – PG ngày 15/11/2017 của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về...

PG Tuyên Quang tổ chức lễ xuất quân tiếp sức mùa thi 2018

Sáng nay, 24/6 (11-5-Mậu Tuất), BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Tỉnh đoàn Tuyên Quang tổ chức lễ xuất quân tiếp sức mùa thi 2018 tại chùa An Vinh...

Biết vọng để làm chủ tâm

Với tôi, việc dụng công tu hành không phải chỉ thời khóa tụng kinh, sám hối, ngồi thiền hay trì chú mà là nhìn lại chính mình qua những việc phải đối...

Nhàn đàm cái giận chốn thiền lâm

Trong tam độc “tham – sân – si” thì nóng giận là một cảm xúc dễ bộc phát nhất, và bởi thế, khó kiềm chế nhất. Khi giận, khó ai có thể kiềm...

Thế nào là thờ cúng văn minh

Thờ cúng văn minh có nghĩa chúng ta thờ cúng làm sao mà ai nhìn vào nơi thờ tự, ai tham dự những nghi lễ đều cảm thấy có sự hiện đại, nghiêm trang, đẹp...

Người xuất gia có lễ lạy Cha Mẹ? có ăn đồ cúng?

HỎI: Người xuất gia thọ giới nhà Phật khi cha mẹ quá vãng có lễ lạy không? Có ăn đồ cúng không? Chúng tôi nghe người nói được nhưng có người bảo không...

Quả báo nghiệp ưa tranh cãi

Nói lời hòa ái, không tranh cãi (khẩu hòa vô tranh) là hạnh tu căn bản của người con Phật. Trong đời sống cộng trụ, không tranh cãi có vai trò rất quan trọng...

Này các đệ tử, có một con đường đưa đến Niết Bàn; Như Lai có mặt với tư cách là đạo sư chỉ đường. Những gì cần dạy, Ta đã chỉ dạy. Những gì cần làm, Ta đều đã làm. Trong hội chúng ta, có người chứng đắc quả A-la-hán, có người đang cố nỗ lực thực tập. Người chứng, người không. Ta làm gì được? Như Lai là bậc chỉ con đường đúng. (Kinh Trung Bộ III, trang l05). I. BỒ-TÁT GIÁNG THẾ 1.Phật giáng sinh: “Như Lai xuất hiện trên cõi đời này là điều hy hữu. Đầu tiên Ta ở cõi trời Đâu-suất đến hết thọ mạng, sau đó hạ sinh từ trời Đâu-suất, nhập vào bào thai thánh hậu Ma-ya. Trong giờ phút đó, hào quang chiếu soi, rực rỡ lạ kỳ, sáng hơn nhật nguyệt, thế giới chuyển động chào đón Như Lai.” 2.Ảnh hưởng từ thai nhi: “Mẹ mang thai Ta đúng tròn mười tháng. Từ lúc mang thai, mẫu hậu của Ta giới hạnh thanh cao, lòng từ rộng mở, không có dục tâm với bất kỳ ai.” “Trong lúc mang thai, mẹ Ta hoan hỷ, khoan khoái, an vui, sức khỏe tốt hơn, không chút bệnh tật. Mẹ Ta cảm nhận Ta là thánh nhi, như viên ngọc quý không chút tỳ vết, tuyệt hảo trên đời.” 3.Sinh tư thế đứng: “Khi sinh ra Ta, mẹ Ta sinh đứng. Sinh chưa chạm đất thì có chư thiên nghênh tiếp đón ta.” – “Thân thể của Ta lúc vừa sinh ra không bị ô nhiễm bởi nước ối, máu, hoàn toàn trong sạch, như ngọc ma-ni, trong sáng, đẹp màu. Từ trên hư không có hai dòng nước, một nóng, một lạnh phun tắm cho Ta và cho mẫu hậu.” “Vừa mới sinh ra, Ta đứng vững vàng trên đôi chân mình, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, với lọng trắng che, Ta thốt lên lời: “Ta là tối thượng trên cõi đời này, đây là kiếp sống cuối cùng của ta, Ta không tái sinh vào cõi đời nữa.” 4.Mồ côi mẹ: “Tròn bảy ngày sau, mẹ Ta qua đời, liền tái sinh về cõi trời Đâu-suất. (Kinh hy hữu, vị tằng hữu pháp, thuộc Kinh Trung bộ 123). 5. Tiên tri đón tướng “Ngài A-tư-đà liền đến hoàng thành Ca-tỳ-la-vệ, mong được yết kiến thái tử sơ sinh. Vừa gặp tôn nhan băm hai tướng hảo, ông thốt lên lời: “Thái tử vô thượng, là người số một trong loài hai chân.” Nói xong ông khóc, buồn số phận mình, nay đã già nua, không còn cơ hội, gặp được thái tử, để chứng kiến cảnh thái tử giác ngộ. Ông khẳng định rằng, đến tuổi trưởng thành, thái tử xuất gia, thành bậc Giác ngộ số một ở đời, chuyển bánh xe pháp, thanh tịnh tối thắng, vì lòng từ bi, thương xót chúng sinh, giúp đời lợi lạc.” (Kinh Tập, kệ 679-694) II. KHÔNG MÀNG HƯỞNG THỤ 1. Ba cung điện: “Về các tiện nghi, phụ vương xây dựng ba lâu đài đẹp, một cho mùa đông, một cho mùa hạ, một cho mùa mưa, tiện nghi đầy đủ, sang trạng, quý phái. Trong bốn tháng hè, lúc nào cũng có các nữ nhạc công đoanh vây phục vụ ca, múa, xướng, hát.” 2. Tiện ích đặc biệt: “Này các đệ tử, ở trong hoàng cung, Ta được nuôi dưỡng vô cùng đặc biệt. Phụ vương của Ta cho xây ao hồ, có ao sen xanh, có ao sen đỏ, có ao sen trắng. Những gì Ta cần, đều được phục vụ rất là tận tình và thật chu đáo. Các loại chiên-đàn, hương liệu cao cấp, lụa Kasi quý, Ta đều sử dụng. Cả ngày lẫn đêm luôn có lọng che, tránh khỏi nóng, lạnh, bụi bặm và sương.” 3. Quyết tâm từ bỏ: “Dù sống trong cảnh giàu sang, sung sướng bậc nhất trần đời, Ta suy nghĩ rằng: “Phàm phu ít nghe, khi mình bị già, hoặc thấy người già, bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, chán ngán. Ta ý thức được Ta cũng bị già, không vượt khỏi già. Ta cũng bị chết, không vượt khỏi chết. Nhờ suy nghĩ này, kiêu mạn tuổi trẻ, kiêu mạng sự sống đoạn trừ nơi Ta… Thật không xứng đáng cho Ta mê đắm. Quyết tâm từ bỏ, Ta đi xuất gia, tầm cầu giải thoát cho mình và người.” (Kinh Tăng Chi I, 162-163)”. 4. Vua Tần-bà-sa-la nhường nửa giang sơn “Này các đệ tử, Ta nhận thức rõ đời sống gia đình tụ hội bụi đời, trong khi xuất gia thoáng rộng như trời, nên Ta quyết chí, buông bỏ ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, xuất gia cầu đạo, từ bỏ nghiệp phàm với nhiều chướng lụy. Ta đến Vương xá, nước Ma-kiệt-đà sống đời khất sĩ. Đức vua Bình-sa nhìn thấy thân Ta đẹp, cao, rạng rõ, thong dong chánh niệm, liền cho sứ giả dõi bước theo ta, quan sát xong rồi trở về trình báo.” “Vừa nghe câu chuyện, đức vua Bình-sa vội lên cỗ xe, đến yết kiến ta. Ta cho Vua biết nguyên nhân đi tu của Ta là do Ta không tha thiết hưởng thụ dục lạc; Ta thấy rất rõ dục là nguy hiểm, nên đã tinh tấn, từ bỏ tất cả, chuyển hóa thân tâm để được an vui.” (Kinh Tập, kệ 405-424) III. TẦM SƯ HỌC ĐẠO 1. Tu thiền vô sở hữu xứ: “Lúc mới đi tu, Ta đi đến chỗ ngài A-là-ra Kà-la-ma ở. Ta nêu quyết tâm: “Ngài A-là-ra có được lòng tin, tinh tấn, chánh niệm, thiền định, trí tuệ thì Ta cũng vậy không nên thua kém. Ta đã quyết tâm, tu tập tin tấn, đạt được các pháp mà A-là-ra đã chứng đạt được.” Chẳng bao lâu sau, Ta đã chứng bằng ngài A-là-ra. Sau khi kiểm chứng, Ta nhận ra rằng: “Vô sở hữu xứ không có khả năng đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, niết-bàn, giải thoát.” Ta đã mạnh dạn từ bỏ pháp này, tiếp tục lên đường tìm kiếm tâm linh.” 2. Tu thiền phi tưởng: “Ta đã đến gặp ngài Ud-da-ka Ra-ma-put-ta, cầu học chân lý, gọi là “phi tưởng, phi phi tưởng xứ.” Ta học mau chóng, thông hiểu tất cả những gì được dạy. Chẳng bao lâu sau, Ta đã tự chứng pháp ấy như thầy. Ngài Ud-da-ka đã xác nhận rằng điều Ta chứng được đã bằng với ngài. Ngài xác nhận rằng: “Pháp mà tôi biết, hiền giả đã biết; pháp mà tôi chứng, hiền giả đã chứng. Tôi chứng đạt gì, hiền giả cũng đạt. Hãy đến nơi đây, hai Ta hãy cùng chăm sóc hội chúng.” “Rồi Ta suy nghĩ: “Pháp Ta đã chứng, bằng hai thầy mình, không có khả năng đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, niết-bàn, giải thoát.” Ta đã mạnh dạn từ bỏ pháp này, tiếp tục lên đường tìm kiếm tâm linh.” (Kinh Thánh Cầu thuộc Kinh Trung Bộ, I, 163-8). 3. Sáu năm khổ hạnh “Sau khi từ giả hai vị đạo sư, Ta tu khổ hạnh trong suốt sáu năm, không ai sánh bằng. Vì ăn quá ít, tay chân của Ta óm như cọng cỏ, cây leo khô héo. Bàn trôn của Ta như móng lạc đà. Xương sống phô bày như một chuỗi banh. Xương sườn gầy mòn như rui nhà nát. Con mắt của Ta không còn long lanh, nằm sâu hun hút. Da đầu nhăn nheo, như trái bí đắng ngả màu xám trắng, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo. Da bụng của Ta bám sát xương sống, đen đuốt xấu xí. Khi đi vệ sinh, Ta đã té gục, úp mặt xuống đất. Lông tóc hư mục, rời khỏi thân ta. Ta tự xoa bóp cơ thể của Ta, toàn thân, tay, chân thật là đau nhức. Từ nhận thức này, Ta quyết từ bỏ pháp tu khổ hạnh của Bà-la-môn. Ta rời núi Khổ, đi thẳng về hướng Bồ-đề Đạo tràng, chuyên tâm thiền định, suốt bốn chín ngày.” (Kinh Sử Tử Hống thuộc Kinh Trung Bộ I, 80). IV. GIÁC NGỘ VÀ TUYÊN BỐ CHÂN LÝ 1. Chứng 4 thiền: “Này các đệ tử, rồi Ta suy nghĩ: Ta đang ngồi dưới bóng mát Bồ-đề, chuyển hóa ái dục, ly bất thiện pháp, thanh tịnh tâm ý, chứng thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do lìa ái dục, còn tầm, còn tứ; chứng thiền thứ hai, trạng thái hỷ lạc do nội định sinh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm; chứng thiền thứ ba trụ xả, lìa các hỷ lạc, chính niệm, tỉnh giác, cảm nhận hạnh phúc do biết buông xả; chứng thiền thứ tư buông bỏ tất cả ý niệm, không còn khổ vui, thanh tịnh tuyệt đối. Ta nhận ra rằng đây là con đường đưa đến an lạc, giác ngộ, niết-bàn.” (Kinh Trung Bộ I, 240). 2. Chứng đạo nhờ tứ đế: “Này các đệ tử, với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không còn cấu nhiễm, vững chãi, định tỉnh, Ta hướng tâm đến trí tuệ lậu tận, Ta biết như thật: “Đây là Khổ đau, thân gồm bốn loại sanh, già, bệnh, chết; tâm gồm bốn loại yêu phải chia lìa, ghét phải gặp gỡ, muốn không mà không được và chấp thân thể.” Ta biết như thật: “Đây là nhân khổ bao gồm tham ái, sân hận, si mê và các chấp thủ.” Ta biết như thật: “Đây là Niết-bàn, an lạc tuyệt đối, không còn khổ đau, không bị lay động, không bị thay đổi, bây giờ tại đây, trên cõi đời này.” Ta biết như thật: “Đây là con đường chấm dứt khổ đau gồm tám yếu tố: tầm nhìn chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói đạo đức, hành vi đạo đức, nghề nghiệp đạo đức, tinh tấn, chánh niệm và thiền định đúng.” “Nhờ nhận thức này, tâm Ta thoát khỏi dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu. Trong Ta khởi lên một loại hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Ta biết rất rõ: “Tái sanh đã tận, hạnh thánh đã thành, việc nên đã làm. Không còn trở lại sinh tử này nữa.” (Kinh Trung Bộ I, 248). 3. Độ người để tạ ơn: “Sa-ham-pa-ti thưa với Ta rằng: “Kính bạch Thế Tôn, hãy ban lời vàng! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ hiểu chánh pháp, sẽ tu chánh pháp.” “Ta đã nhận lời. Ta liền nghĩ đến thầy A-la-ra, nhưng thầy đã chết bảy ngày trước đó. Ta bèn nghĩ đến thầy Ud-da-ka, người vừa qua đời mới ngày hôm qua.” “Ta liền nghĩ đến nhóm năm tu sĩ, từng là bạn ta, khi tu khổ hạnh, hiện đang tu tại khu vườn Nai đẹp, thuộc Ba-la-nại. Ta đã lên đường, gặp họ tại đây. Trong bài Kinh đầu là Chuyển Pháp Luân, Ta đã khẳng định: “Này các đệ tử, cho đến khi nào, chúng Ta hiểu được bản chất khổ đau, nguyên nhân khổ đau, niết-bàn hết khổ, con đường diệt khổ, thì đến lúc ấy, tham ái kết thúc, chuyển hóa sạch nghiệp, không còn phiền não, dứt sạch nghiệp chướng, thanh tịnh, giác ngộ, chứng đắc giải thoát, không còn tái sinh.” (Kinh Đại bát-niết-bàn thuộc Kinh Trường bộ 16). V. VỊ TRÍ CỦA PHẬT 1. Tối thượng: “Này các đệ tử, kết thúc sinh tử, Ta đã trở thành giác ngộ tối tôn ở trên đời này. Ta là Trưởng thượng. Ta là Tối thượng. Đây là kiếp sống cuối cùng của Ta. Từ nay trở đi, Ta không tái sanh theo nghiệp lôi kéo”. (Trường Bộ Kinh I, 151). 2. Số một giữa loài 2 chân: “Này các đệ tử, một người xuất hiện ở trên cõi đời, có một không hai, không có đồng bạn, không có ngang bằng, không có tương tự, bậc tối thượng giữa các loài hai chân, đó là Như Lai, bậc A-la-hán, bậc Chánh Đẳng Giác”. (Tăng Chi Bộ kinh I, 29) 3. Chỉ một đức Phật: “Sự kiện sau đây không thể xảy ra, trong một thế giới có hai đức Phật, Chánh Đẳng Chánh Giác, không trước không sau, xuất hiện cùng lúc. Trong một thế giới, chỉ có một vị chứng đắc Phật quả.” (Tăng Chi Bộ Kinh I, 37) 4. Vì hạnh phúc cho nhân sinh: “Này các đệ tử, như bông sen xanh, sen hồng, sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, không bị nước thấm; sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta chinh phục đời, không bị nghiệp đời làm cho thấm ướt. Ta là đức Phật, giác ngộ tuyệt đối. “Ta trở thành người không bị chi phối bởi tham, sân, si. Ta sanh ra ở đời, vì hạnh phúc lớn cho các chúng sinh, vì lòng thương đời, vì phúc lạc lớn cho loài người này” (Kinh Trung Bộ I, 83)”. VI. MỒI ĐÈN CHÂN LÝ 1. Kêu gọi truyền chân lý: Ta đã khuyến khích 60 A-la-hán như sau: “Này các đệ tử, hãy siêng du hành, vì hạnh phúc lớn cho cả loài người, vì an lạc lớn, vì thương tưởng đời, vì các lợi ích và nhiều phúc lạc cho loài người này. Tất cả các vị đừng đi chung đường. Hãy đi nhiều hướng, truyền bá chân lý, toàn thiện quảng đầu, toàn thiện quảng giữa, toàn thiện quảng sau, cả văn và nghĩa, mô tả trọn vẹn đời sống thánh thiện. Như các đệ tử, Ta sẽ đi về U-ru-ve-la để truyền chân lý.” (Kinh Tương Ưng I, 128)”. 2. Chỉ đường diệt khổ: “Này các đệ tử, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên hiện thực khổ đau và con đường đến kết thúc khổ đau.” (Kinh Trung Bộ I, 140)”. 3. Độ sinh nhờ thông căn tính: “Này các đệ tử, Như Lai biết rõ: Điều gì xảy ra thì phải xảy ra, các quả báo trổ tùy thuộc nhân duyên, nhân duyên của nghiệp gồm có quá khứ, hiện tại, vị lai. Như Lai biết rõ con đường tái sanh trong các cảnh giới thuộc kiếp luân hồi. Như Lai biết rõ thế giới sai biệt, nghiệp cảm sai biệt, căn tánh sai biệt của các chúng sanh. Như Lai biết rõ tạp nhiễm, thanh tịnh; giá trị thiền định, giải thoát, trí tuệ. Như Lai thấy rõ các kiếp quá khứ, các kiếp tương lai của các chúng sinh. Như Lai chuyển hóa tất cả lậu hoặc, đạt được thánh trí, giác ngộ, giải thoát. Như Lai chứng đăc sáu phép thần thông. Như Lai đạt được bốn không sợ hãi, không sợ ai đến chất vấn điều gì, chất vấn giác ngộ, chất vấn chướng ngại, chất vấn mục tiêu, chất vấn diệt khổ; bất kể điều gì, ngài đều thông suốt.” (Kinh Trung Bộ I, 69). 4. Không tranh chấp với đời: “Này các đệ tử, Ta không tranh chấp cái gì với đời, chỉ có cuộc đời tranh chấp với Ta. Này các đệ tử, mỗi khi thuyết pháp không nên tranh chấp với ai ở đời.” (Kinh Tương Ưng III, 165)”. VII. VAI TRÒ ĐẠO SƯ 1. Người chỉ đường: “Này các đệ tử, có một con đường đưa đến Niết Bàn; Như Lai có mặt với tư cách là đạo sư chỉ đường. Những gì cần dạy, Ta đã chỉ dạy. Những gì cần làm, Ta đều đã làm. Trong hội chúng ta, có người chứng đắc quả A-la-hán, có người đang cố nỗ lực thực tập. Người chứng, người không. Ta làm gì được? Như Lai là bậc chỉ con đường đúng”. (Kinh Trung Bộ III, trang l05). 2. Tinh thần thực chứng: “Thế Tôn là bậc đã được giác ngộ, thuyết giảng phương cách để được giác ngộ. Thế Tôn điều phục, thuyết giảng phương pháp để được điều phục. Thế Tôn tịch tịnh, thuyết giảng phương pháp để đạt tịch tịnh. Thế Tôn vượt qua, thuyết giảng phương pháp để được vượt qua. Thế Tôn đạt được Niết Bàn, thuyết pháp phương pháp đạt được Niết Bàn”. (Kinh Trung Bộ I, 237). 3. Khuyên người thực tập: “Này các đệ tử, truyền thống tâm linh, do Ta thiết lập, vô cùng tốt đẹp, có giá trị lớn, các đệ tử hãy tiếp tục duy trì”. (Kinh Trung Bộ II, 82). “Này các đệ tử, là bậc đạo sư, những gì Ta làm là vì từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử. Này các đệ tử, đây là gốc cây, đây nơi an tĩnh, hãy thực tập thiền, chớ có phóng dật, để không nuối tiếc. Đây lời Ta dạy, hãy gắng thực hành”. (Kinh Trung Bộ III, 96). VIII. NHỮNG LỜI DI CHÚC 1. Già bệnh là quy luật: “Bốn mươi lăm năm, rầy đây mai đó, Ta đã truyền bá Pháp và Luật này, với hàng ngàn bài chân lý cao quý, cho nhiều thành phần, từ vua đến dân, từ các sa-môn hay bà-la-môn đến người không đạo, giúp họ từ bỏ các hạnh nghiệp xấu, phát triển thiện tâm, thanh tịnh tâm ý, hướng đến giải thoát, trí tuệ, niết-bàn. Nay đã đến lúc thân thể Ta bệnh.” (Kinh Tương ưng, V, 229). Ta nay đã già, tám mươi tuổi rồi, đến lúc vẫy chào với cuộc đời này. Thân thể của Ta như cỗ xe già, còn chạy được là nhờ dây chằng chịt. Khi Ta không còn tác ý đến tướng, thì các cảm giác sẽ không khởi lên, Ta chứng, an trú tâm định vô tướng, lúc ấy thân Ta vô cùng thoải mái.” (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16) 2. Bản chất của chết: “Vào ngày cuối cùng, Phật đang ở tại rừng cây Sa-la, ngài dạy như sau: “Thân Ta già bệnh, còm người phía trước, tay chân rã rời, giác quan yếu dần, da Ta nhăn nhíu, không còn trong sáng. Này các đệ tử, sự tình là vậy. Bản chất của già nằm trong tuổi trẻ. Bản chất của chết nằm trong sự sống.” (Kinh Tương ưng, V, 229) 3. Không bí mật pháp: “Này các đệ tử, Ta đã giảng pháp, không hề phân biệt, không hề dấu giữ trong tay điều gì. Ta không nghĩ rằng Ta là lãnh đạo của cả Tăng đoàn, Tăng đoàn phải chịu hướng dẫn của ta. Ta đã công bố con đường giác ngộ. (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16) 4. Tự thắp đuốc đi: “Này các đệ tử, mỗi người tự mình thắp đuốc mà đi, hãy tự nương tựa, chớ nương gì khác. Hãy dùng Chánh pháp làm ngọn đèn soi, hãy dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa khác. Nương tựa vào pháp được hiểu như sau. Đối với thân thể, cảm giác, tâm hành và các ý niệm thì nên quán chiếu, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm hiện tiền, nhiếp phục tham ái, không còn sầu bi.” (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16) IX. GIẢ TỪ CÕI ĐỜI 1. Thương tiếc vô vàn: “Khi nghe tin Phật đã nhập niết-bàn, dân tộc Malla tại Câu-thi-la, Tăng, Ni, Phật tử, tất cả mọi người tâm tư khổ não, đau đớn sầu muộn, kẻ thì khóc than với đầu tóc rối, người thì than thân, bổ nhoài dưới đất. Tất cả tiếc nuối: “Vì sao Thế Tôn nhập diệt quá sớm. Thế Tôn đi rồi, pháp nhãn biến mất khỏi cõi đời này. Thật là uổng tiếc.” (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16). 2. Phản ứng của đệ tử: “Đứng trước cảnh tượng từ giã đạo sư, các vị tu sĩ chưa chứng thánh quả, đã không thể ngăn dòng lệ kính tiếc. “Vì sao Thế Tôn nhập diệt quá sớm. Thế Tôn đi rồi, pháp nhãn biến mất khỏi cõi đời này. Thật là uổng tiếc.” Đối với các vị đã chứng quả thánh, an trú chánh niệm, nội tĩnh suy tư: “Mọi thứ trên đời đều là vô thường. Không ai tránh được phút biệt ly này.” (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16). 3. Cúng dường lễ trà tỳ: “Không ai bảo ai, nhiều người gom góp hương, hoa, nhạc khí, lụa quý… đem về khu rừng Sa-la, cung kính, tưởng niệm, làm lễ hỏa thiêu bậc thầy vĩ đại. Suốt bảy ngày liền, mọi người cúng dường thân xá-lợi Phật các điệu ca múa, lời hát thiền vị, tràng hoa, hương liệu, trước khi đưa tiễn kim thân của ngài đến dàn hỏa thiêu. Thờ tại của Đông, kim thân của Phật được vấn lụa quý, gồm năm trăm lớp, đặt trong hòm sắt. Một dàn hỏa thiêu tẫm hương liệu quý nâng kim thân ngài. Hàng trăm tràng hoa được tôn trí đẹp.” (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16). 4. Tám phần xá lợi: “Ngài Đại Ca-diếp và năm trăm vị đệ tử Tỳ-kheo vội vã đường về từ xứ Pava, đúng một tuần lễ, mới về tới nơi. Khi ngài Ca-diếp, tất cả mọi người đảnh lễ Thế Tôn, lửa bắt đầu cháy. Hương thơm tỏa ngát, cảnh trời xao xát, tâm người buồn tênh. Sau lễ hỏa thiêu, kim thân của Phật để lại rất nhiều các viên xá-lợi, vô cùng quý giá. Xá-lợi của Phật chia làm tám phần, đựng trong tráp đá, dành cho tám Vua Phật tử thuần thành, xây tháp tôn thờ tại nước của họ, giúp cho bá tánh có dịp chiêm bái.” (Kinh Ðại Bát-niết-bàn, thuộc Kinh Trường bộ 16). Bài viết: “Cuộc đời đức Phật lịch sử theo kinh điển Pali” Thích Nhật Từ

Câu chuyện tiền thân Đức Phật hy sinh thân mình để cứu mẹ con đàn hổ đói là sự kiện chấn động lịch sử. Ngay từ thời vua A Dục (अशोक:304-232 BC),...

Cuộc đời đức Phật lịch sử theo kinh điển Pali

Này các đệ tử, có một con đường đưa đến Niết Bàn; Như Lai có mặt với tư cách là đạo sư chỉ đường. Những gì cần dạy, Ta đã chỉ dạy. Những gì...