.
.

Nam Định: Lễ khai pháp Hạ trường chùa Cả PL. 2561 – DL. 2017


Sáng ngày 16/7/2017 (tức ngày 23/6/Đinh Dậu), Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân) thành phố Nam Định đã long trọng tổ chức lễ khai pháp mùa An cư kết hạ Phật lịch 2561 – Dương lịch 2017.

Căn cứ luật Tỳ Ni đức Phật chế và truyền thống An cư Kết hạ, Tăng Ni hằng năm phải An cư ba tháng (hoặc tiền An cư hay hậu An cư) để thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới – Định – Tuệ, giữ gìn quy củ tùng lâm, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội; Căn cứ Thông bạch số 096/2017/TB.HĐTS ngày 04 tháng 03 năm 2017 về việc hướng dẫn tổ chức An cư kết hạ PL.2561-DL.2017 của Thường trực Hội động Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định xin phép các cấp lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức 7 Trường hạ trong tỉnh để Tăng Ni đi an cư kết hạ năm 2017.

19961533_814710715344579_6242568435451204720_n copy

Lễ Phật cầu minh huân gia bị

Sáng ngày 16/7/2017 (tức ngày 23/6/Đinh Dậu), Hạ trường chùa Cả (Thánh Ân) thành phố Nam Định đã long trọng tổ chức lễ khai pháp mùa An cư kết hạ Phật lịch 2561.

20046540_814590938689890_2589849487396690326_n(1) copy

Buổi lễ được đặt dưới sự chúng minh và tham dự của Hòa thượng Thích Minh Tâm, thành viên HĐCM TW GHPG VN; Thượng tọa Thích Quảng Biên, UV TT BTS PG tỉnh; Thượng toạ Thích Thanh Thinh, UV BTS GHPGVN tỉnh; Đại đức Thích Giác Vũ, Chánh Văn phòng BTS GHPG VN tỉnh; Ni sư Thích Đàm Hiền, Phó BTS GHPG VN tỉnh; Ni sư Thích Đàm Hân, UV TT BTS GHPGVN tỉnh cùng với sự hiện diện của 106 hành giả an cư và khoảng hai ngàn Phật tử về tham dự buổi lễ.

19989385_814590142023303_846917530426924555_n copy

Lễ Tổ

Sau  nghi thức Niêm hương bạch Phật, lễ Tỗ, Ban tổ chức Hạ trường chính thức cử hành lễ Khai pháp, giảng kinh Hoa Nghiêm. Lối giảng kinh tại Hạ trường chùa Cả vẫn theo lối cổ tức là bình văn giảng nghĩa. Ngoài ra vào các ngày Trai, Hạ trường vẫn hành trì ngày đêm sáu thời lễ bái theo khóa Hư lục của Trần Thái Tông; vào các ngày Trưởng tịnh, bá tát trong tháng đọc Lâm chung và Tọa thiền. Mỗi buổi giảng kinh của Hạ trường thu hút khoảng năm trăm đến một ngàn Phật tử đến thính pháp.

19961242_814710865344564_7067254688856039270_n copy

Thượng toạ Thích Quảng Biên ban đạo từ

Theo chương trình tu học trong ba tháng An cư, vào các buổi chiều hàng ngày, Hạ trường tổ chức một lớp dậy giáo lý căn bản cho những vị mới xuất gia tu đạo về Luật nghi và các vấn đề cần thiết cho đời sống tu học.

20046270_814590352023282_427116573840220880_n copy

Được biết, trong toàn tỉnh Nam Định có 7 điểm an cư tập trung. Trường Hạ chùa Cả thành phố Nam Định dành cho Tăng Ni thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc và một số Tăng Ni huyện Nghĩa Hưng, có 106 hành giả; Trường hạ chùa Cổ Lễ huyện Trực Ninh dành cho Tăng Ni huyện Trực Ninh, có 54 hành giả; Trường hạ chùa Hoành Nha Chính, xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy dành cho Tăng Ni huyện Giao Thủy,  có 80 hành giả; Trường hạ chùa Tây Lạc, huyện Nam Trực dành cho Tăng Ni huyện Nam Trực, có 68 hành giả; Trường hạ chùa Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản dành cho Tăng Ni huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên, có 142 hành giả; Trường hạ chùa Linh Ứng, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu dành cho Tăng Ni huyện Hải Hậu, có 47 hành giả; Trường hạ chùa Trà Lũ Trung (Linh Quang), huyện Xuân Trường dành cho Tăng Ni huyện Xuân Trường, có 46 hành giả;

20140030_814590452023272_5657395785103375927_n copy

Các vị tinh tiến Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni và Phật tử dâng lời tác bạch cầu pháp

Trong ngày hôm nay còn có trường hạ chùa Cẩm tổ chức khai pháp. Ngoài ra trường hạ Hoành Nha Chính tổ chức khai pháp vào ngày 25/6/al, trường hạ như Tây Lạc tổ chức khai pháp vào ngày 26/5/al,  trường hạ chùa Linh Ứng tổ chức khai pháp vào ngày 27/6 nhuận/al, trường hạ Trà Lũ Trung tổ chức khai pháp vào ngày 02/6 nhuận/al; trường hạ Cổ Lễ tổ chức khai pháp vào ngày 4/6 nhuận/al.

20106640_814710855344565_6202643728269502667_n(1) copy

Tâm thành hướng Phật

Được biết, truyền thống an cư có thời đức Phật còn tại thế. Những năm đầu sau khi đức Thế tôn thành đạo, những vị Tỷ khiêu đi hoằng pháp từ làng này sang làng nọ, mùa nào cũng đi, dầu mưa, dầu nắng, rất cực nhọc. Vì sự chu du của các Tỷ khiêu như vậy nên những ngoại đạo nói rằng: “Đến mùa mưa, chim, kiến còn biết làm tổ để trú mưa, các đệ tử Sa môn Cồ Đàm cứ đi mãi và giậm phải côn trùng”. Đức Thế tôn dùng tuệ nhãn để quán xét, ngài nhận thấy nhân duyên đến, nên ban hành lễ An cư Kết vũ hằng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc. Lý do ngài ban hành An cư là nhằm mục đích duy trì truyền thống chư Phật trong quá khứ; với lòng từ bi lớn của người xuất gia trong đối với côn trùng và những chồi non khi mưa đâm chồi nẩy nở; Để người xuất gia có 3 tháng trau dồi thân tâm, phát huy giới định tuệ, trở về sống nội tâm nhiều hơn là ngoại cảnh.

20155874_814591062023211_6855236834336883354_n copy

Một lòng cầu pháp

Kết vũ tiếng Pali Vasssa, nghĩa mùa mưa. Kết vũ là mùa mưa an vui- hạnh phúc. Ám chỉ chư Tăng tu học tốt. Theo Phật giáo Bắc tông, sử dụng danh từ phổ thông là An cư Kết hạ, nhập hạ v.v…

19989633_814590865356564_6706160111733788277_n copy
Cầu nguyện quốc thái dân an

Chư Tăng Ni đệ từ Đức Phật hằng năm phải an cư để thúc liễm thân tâm trau giồi giới thân tuệ mạng, tạm trú thời gian 3 tháng trong mùa mưa. Nếu tiếp tục đi hành đạo sẽ làm mất phẩm hạnh của chư Tăng Ni và cũng là làm mất tâm từ bi của người đệ tử Đức Phật. Là đệ tử Đức Phật, chư Tăng Ni dù bất cứ nơi nào, dù ở đông bán cầu hay tây bán cầu cũng đều an cư trong mùa mưa (mưa già). Chư Tăng Ni tập trung an cư tại một trú xứ tự viện, trú xứ đó lúc bấy giờ gọi là Trường hạ, chư Tăng Ni không an cư không phải đệ tử Đức Phật, không được tính tuổi hạ lạp (công đức tu hành), không được tính tuổi đạo, tính tuổi sinh mệnh của người con Phật, ghi nhận công đức quá trình cống hiến đời mình đi theo giáo pháp Đức Phật.

19989653_814590952023222_4149743603595978970_n copy

Thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc

Pháp chế An cư tu học, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng già; trưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Các tín đồ Phật tử cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dàng mà phúc đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.

Tin: Giác Vũ – Hình: Phúc Nghiêm