.
.

Nghiệp cũ & nghiệp mới


HỎI: Gần đâytôi thy trên tin tc báo đài có nhiều vụ án xâm hại tình dục. Cho tôi hỏi theo giáo lý nhà Phật, những vụ án này xảy ra là vì những nạn nhân bị quả báo do nhân xấu đã gieo t kiếp trước hay là  nhng ti phm tạo nhân ác ở kiếp này? Mong được quý Báo giải thích.

(KHÁNH NGỌC, [email protected])

xamhai.jpg
Bị xâm hại: Nỗi đau dai dẳng – Ảnh minh họa

ĐÁP:

Bạn Khánh Ngọc thân mến!

Theo Phật giáo, tất cả những sự việc gì xảy ra cho cá nhân và cộng đồng đều là biểu hiện của nghiệp. Nghiệp có nhiều tính chất và phương diện, vấn đề bạn hỏi có liên quan đến nghiệp cũ (nghiệp đã tạo) và nghiệp mới (nghiệp đang tạo). Mối liên hệ giữa nghiệp cũ và nghiệp mới rất phức tạp, nghiệp cũ mang tính bị động còn nghiệp mới thì có tính chủ động, tùy chỉnh được.

Trong một vụ án xâm hại tình dục, cả nạn nhân lẫn tội phạm đều bị chi phối của nghiệp cũ và nghiệp mới. Cụ thể, với nạn nhân, nghiệp cũ của họ là do trong quá khứ đã từng bức hại, tấn công tình dục người khác. Nghiệp nhân cũ này nếu không được chuyển hóa sẽ theo thời gian đến lúc chín muồi sẽ trổ quả bị xâm hại. Nghiệp mới của người này có thể là đua đòi phóng dật, say xỉn mất khả năng tự chủ, quá gợi cảm khiến người khác động tâm, không cảnh giác, thiếu kinh nghiệm ứng xử và phòng vệ để thoát thân.

Với tội phạm, khi tấn công tình dục một đối tượng, dù có chủ ý từ trước hay do “nhất thời hồ đồ” đều có dấu ấn của nghiệp cũ. Một trong những dấu hiệu để nhận biết có nghiệp cũ là vấn đề trong nhiều người mà tại sao tội phạm lại nhắm đến người này để gây án mà không phải người kia. Tuy nhiên, nghiệp mới có tính quan trọng và quyết định hơn; tùy tính chất của nghiệp mới mà có thể làm lệch hướng nghiệp cũ. Trong nhiều trường hợp tuy bị sự thôi thúc của nghiệp cũ nhưng nếu nghiệp mới được chánh niệm và thiện tâm soi sáng thì sự vấn đề sẽ khác đi, việc xấu ác sẽ không xảy ra hoặc có xảy ra cũng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Có thể khái quát như sau: Nghiệp cũ là nhân, nghiệp mới là duyên; duyên luôn tác động vào nhân, tùy theo nghiệp mới tích cực hay tiêu cực mà hình thành quả báo khác nhau. Nhân-duyên-quả vận hành phức tạp, cuộc sống là tổ hợp của nhiều chuỗi nhân-duyên-quả luôn tương tác và chi phối lẫn nhau tạo ra một hiện thực sinh động đến độ “không thể nghĩ bàn” với người thường. Phật giáo nhìn mọi hiện tượng sinh diệt, thiện ác qua lăng kính duyên khởi (do duyên mà hiện khởi). Những vụ án xâm hại tình dục nói riêng và các việc khác nói chung, ngoài trách nhiệm cá nhân còn có cả cộng đồng, xã hội.

TỔ TƯ VẤN
([email protected])