.
.

Tu sĩ Sri Lanka kêu gọi chấm dứt bất hòa giữa các ngôi chùa PG


Thượng tọa chia sẻ với hãng tin Yonhap trong một cuộc phỏng vấn rằng: Hàn Quốc đang trải qua thời tiết nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ lên đến 39.6 độ, trong khi nhiệt độ trung bình mùa hè của quốc gia này chỉ dừng ở ngưỡng 30 độ


 

Ảnh: Yonhap

Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc cho biết ngài thận trọng khi mặc pháp phục Phật giáo Sri Lanka màu nâu vàng (màu hạt dẻ) và không muốn thu hút sự chú ý không cần thiết. Thượng tọa chia sẻ với hãng tin Yonhap trong một cuộc phỏng vấn rằng: Hàn Quốc đang trải qua thời tiết nắng nóng kỷ lục khi nhiệt độ lên đến 39.6 độ, trong khi nhiệt độ trung bình mùa hè của quốc gia này chỉ dừng ở ngưỡng 30 độ, cái nóng đang thiêu đốt Seoul: “Nhiều người Hàn Quốc không quen thuộc với Phật giáo Sri Lanka, một số người còn thể hiện sự khó chịu với pháp phục của các vị tăng sĩ Phật giáo chúng tôi”. Hiện ngài đang trụ trì ngôi tự viện Phật giáo Sri Lanka tại Hàn Quốc Mahaviharaya.

 

Trong khi Hàn Quốc là quê hương của hàng triệu phật tử, thì những vị tăng sĩ mặc pháp phục Phật giáo màu nâu vàng của Sri Lanka vẫn bị coi là đặc biệt đối với một số người. Nhiều vị tăng sĩ Phật giáo Hàn Quốc, mặc dù không phải lúc nào cũng có khuynh hướng mặc những trang phục màu xám khác biệt.

Ở Sri Lanka, các vị tăng sĩ Phật giáo thường mặc pháp phục cà sa hở vai bên phải, hình tướng này không hiện diện ở các quốc gia Đông Bắc Á.

Đối với Thượng tọa Dhammakitti, ưu tiên hàng đầu của ngài hiện nay là hòa nhập với mọi người xung quanh và không quan tâm đến ngoại hình nhiều, vì nỗ lực của ngài là sáng lập một tu viện mới cho cộng đồng người Sri Lanka tại Hàn Quốc. Nhưng Thượng tọa lại gặp phải những trở ngại do người dân địa phương bày tỏ lo ngại về sự hiện diện của những gì họ gọi là “hệ phái Phật giáo mới” cho người nước ngoài.

 

Bức ảnh chụp vào ngày 12/07/2018, một biểu ngữ phản đối việc kế hoạch xây dựng ngôi tự viện Phật giáo Sri Lanka ở thị trấn Sinjeong-ri, thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc.

Ông Lee Kuk-hwan, người đại diện thị trấn nhỏ Sinjeong-ri, trả lời tờ Yonhap rằng: ông lo lắng về thị trấn yên bình của mình sẽ rơi vào bất ổn sau khi xây dựng ngôi tự viện Phật giáo của người nước ngoài. Ông không muốn có thêm một hệ phái Phật giáo thiểu số ở địa phương bởi “ngôi tự viện Phật giáo Sri Lanka dành cho cộng đồng người Sri Lanka đến đây cả ngày lẫn đêm có thể dẫn đến bất hòa với dân cư. Cư dân địa phương chúng tôi sống trong thị trấn nhỏ chỉ khoảng 50 hộ gia đình và tội phạm có khả năng sẽ tăng lên”.

Cộng đồng người Sri Lanka, bao gồm các vị tăng sĩ Phật giáo, cư sĩ phật tử là công nhân nhà máy, giáo sư và sinh viên, hiện đang tìm cách kiến tạo một ngôi già lam tự viện Phật giáo nước họ ở thị trấn Sinjeong-ri, thành phố Ansan, nơi có thể phục vụ những phật tử từ các thành phố lân cận ở tỉnh Nam Chungcheong, cũng như thành phố công nghệ Daejeon.

Dự án với tổng kinh phí 650 triệu won (577,000 USD) được tài trợ thông qua các khoản cho vay và quyên góp. Hàng nghìn người nước ngoài Sri Lanka đã tham gia tài trợ dự án, cùng với khoảng 1.000 người Hàn Quốc.

Dịch vụ thông tin thống kê Hàn Quốc cho thấy có khoảng 280.000 người Sri Lanka lưu trú tại Hàn Quốc vào cuối năm 2016. Phật giáo là tôn giáo đa số ở các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, dự án này hiện nay đang bị đình chỉ trong bối cảnh xung đột với dân làng địa phương.

Ông Lee Kuk-hwan không phải là cư dân duy nhất từ thị trấn địa phương phản đối việc xây dựng ngôi tự viện Phật giáo Sri Lanka.

 

Bức ảnh chụp ngày 12/07/2018, bảng hiệu được cài đặt ở thị trấn Sinjeong-ri, nơi xây dựng ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka đã bị đình chỉ giữa cuộc xung đột với dân làng địa phương.

Thậm chí một số cư dân địa phương không ngần ngại đưa ra những nhận xét về chủng tộc về ngôi tự viện Phật giáo Sri Lanka, nói rằng các hoạt động tôn giáo của người nước ngoài, một hệ phái Phật giáo khác lạ sẽ “làm tê liệt” danh tiếng của địa phương.

Tuyên bố một kiến nghị từ thị trấn Sinjeong-ri, kêu gọi người dân tham gia biểu tình: “Nếu ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka được hoàn thành, nó sẽ trở nên vô cùng ồn ào mỗi khi tổ chức nghi lễ. Vì nhiều người nước ngoài sẽ tới lui tấp nập quanh các thị trấn gần ngôi từ viện Phật giáo nước họ, chúng tôi quan tâm hơn đến việc giữ an ninh trật tự địa phương”.

Ông Lee Kuk-hwan nói: “Thực sự mục đích của ngôi tự viện Phật giáo này là nơi che giấu những người nhập cư Sri Lanka bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Đối với người Sri Lanka, ngôi già lam tự viện Phật giáo này sẽ có lợi cho họ, nhưng đây là đất nước của chúng tôi. Tôi chống lại việc xây dựng ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka, đặc biệt nếu họ xây dựng nơi lối vào của thị trấn chúng tôi”.

Thậm chí ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka còn nhiều gây tranh cải hơn khi Hàn Quốc gần đây đã nhìn thấy ý kiến của công chúng về cách đất nước nên đối phó với một dòng người tỵ nạn Yemen tại đảo nghỉ mát Jeju.

Khoảng 500 người xin tỵ nạn từ Yemen đang trên đảo Jeju, trước đây đã cho phép các công dân nước ngoài đến viếng thăm hòn đảo Jeju mà không cần thị thực với thời hạn 90 ngày. Một bản kiến nghị riêng cũng được đệ trình lên Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc trước đó kêu gọi cấm một người tỵ nạn trong nước. Bản kiến nghị thu thập mức kỷ lục, hơn 700.000 người tham gia.

Trường hợp ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka khác biệt về bản chất, các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tỵ nạn Yemen dường như đã làm dấy lên nỗi sợ hãi đối với người nước ngoài, dẫn đến va chạm ở các khu vực khác liên quan đến vấn đề chủng tộc.

Các vị tăng sĩ Phật giáo và người dân Sri Lanka cho biết thật đáng tiếc khi người dân địa phương đang phản đối việc xây dựng ngôi tự viện Phật giáo chỉ vì nhiều người nước ngoài đến viếng thăm thị trấn của họ.

 

Bức ảnh Thượng tọa Dhammakitti tại Hàn Quốc. Ảnh:Yonhap

Thượng tọa Gon Woon, vị tăng sĩ Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc cũng trả lời với Yonhap: “Không có sự khác biệt giữa ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka và các hội phật tử khác trong cả nước”. Vị tăng sĩ này đã làm việc cùng với cư dân Sri Lanka ở Hàn Quốc.

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Hàn Quốc. Theo thông tin thống kê Hàn Quốc cho thấy khoảng 15% dân số theo sau tôn giáo vào năm 2015.

Thượng tọa tin rằng người dân có thể phản đối nếu họ không hiểu tự viện Phật giáo Sri Lanka là gì. Tuy nhiên, thật đáng tiếc bởi cư dân địa phươnng chỉ muốn chống lại mà không muốn tìm hiểu”. Việc xây dựng ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka đã được sự chấp thuận của Chính quyền thành phố Ansan và không có tranh cãi pháp lý. Tuy nhiên, người đứng đầu thị trấn Sinjeong-ri lại có ý kiến khác.

Ông Lee Kuk-hwan nói: “Các đại diện của ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka đã liên lạc với người dân trong quá trình mua đất. Họ không bao giờ nói chuyện với chúng tôi. Chứng tỏ rất đáng nghi ngờ rằng đất đã được mua dưới tên của một người Hàn Quốc. Rõ ràng đây là một ngụy trang để che giấu ý định thực sự của ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka, chẳng hạn như che giấu những người Sri Lanka nhập cư bất hợp pháp”.

Chính quyền thành phố Ansan cho biết, mọi thủ tục hành chính liên quan đến việc xây dựng ngôi già lam tự viện Phật giáo Sri Lanka đều minh bạch. Một quan chức đại diện cho công việc xây dựng của thành phố Ansan: “Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng thuyết phục người dân, nhưng họ không muốn tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào”. Chính quyền thành phố Ansan không thể liên quan nhiều đến tranh chấp.

Một quan chức thành phố Ansan nhấn mạnh, cho rằng cư dân dường như nhạy cảm hơn về vấn đề này trong bối cảnh cuộc tranh luận đang diễn ra ở quốc gia này: “Việc xây dựng không có vấn đề pháp lý và chúng tôi không thể hủy bỏ sự chấp thuận”.

Thượng tọa Dhammakitti cho biết, ngài hy vọng vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần, vì ngày càng có nhiều người bị tổn thương về tình cảm bởi sự bế tắc kéo dài. “Tôi không ngại bị đổ lỗi, vì tôi là một vị tăng sĩ Phật giáo. Nhưng đau lòng cho người dân Sri Lanka, những người bị tổn thương vì những lập trường phản đối của một số người Hàn Quốc. Sự khác biệt không biến họ thành người phạm tội”.

Ngài nói thêm, nhớ lại cảnh khi một người cao tuổi giơ nắm đấm vào tôi tại thị trấn địa phương: “Hận thù có thể được giải quyết với sự hào phóng và khoan dung. Càng hận thù sẽ không dẫn đến đâu cả”.

Thượng tọa Dhammakitti cho biết thời gian đang cạn dần khi những người theo dõi phải tìm một ngôi nhà mới vào tháng 10 tới và di dời từ một căn nhà ở Pyeongtaek, phía nam Seoul. “Chúng tôi chưa bao giờ có bất hòa với các cư dân tại tu viện Pyeongtaek. Tôi tin rằng điều đó cho thấy rằng người dân thị trấn Sinjeong-ri không có gì phải lo lắng”. “Phật giáo Sri Lanka – Hàn Quốc có thể bắc nhịp cầu nối tình hữu nghị giữa hai quốc gia.  Ngoài ra còn có các nhà thờ Thiên Chúa giáo Nam Hàn ở Sri Lanka. Người nước ngoài ở Hàn Quốc cũng đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia. Không chỉ có người lao động mà cả sinh viên và giáo sư”.

Ngài cho biết, một cộng đồng nước ngoài không nên xa lánh với người dân địa phương ở bất cứ nơi đâu, vì thiếu sự tương tác có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn trong tương lai. Nếu một cộng đồng người nước ngoài bị cô lập, các thành viên chỉ có thể giao tiếp với nhau. Điều này dẫn đến sự thiếu hiểu biết. Cộng đồng sẽ bị xem là nước ngoài ngay cả sau nhiều thế hệ. Điều đó không được mong đợi”.

Có khoảng 2 triệu người nước ngoài được ước tính hiện đang sinh sống tại Hàn Quốc.

Thượng tọa Dhammakitti chia sẻ rằng: “Trong ngũ giới cấm của người phật tử tại gia, bao gồm không làm tổn hại đến cuộc sống của tất cả động vật. Chúng tôi đang giữ gìn những giới luật đã thọ và thực thi giáo lý từ bi của đạo Phật, không bao giờ phạm tội và làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến cư dân xung quanh”.

Tác giả: Kang Yoon-seung

Vân Tuyền dịch (Nguồn: Yonhap New)