.
.

Tây Tạng: Tìm thấy hình chạm khắc Phật giáo thế kỷ thứ 9


Ngày 6-4, Tân Hoa Xã cho biết các công nhân xây dựng đường cao tốc tại một trục đường giao nhau ở quận Zhag’yab, tỉnh Chamdo, nhận thấy những hình chạm khắc Phật giáo khắc trên các vách đá, cách thị trấn Azixiang 8 km về phía bờ sông Leibuqu.


 

HinhchamPGTibet.jpg
Những hình chạm khắc Phật giáo trên vách đá

Sự khám phá bất ngờ này được thực hiện trong khi việc khai thác đá ở Khu tự trị Tây Tạng có thể giúp làm sáng tỏ một số thời kỳ huyền bí và không chắc chắn nhất của Đế quốc Tây Tạng (thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 9).

Viện nghiên cứu bảo vệ di tích văn hoá khu vực nói rằng những chạm khắc này, có thể là từ thế kỷ thứ 9, thời điểm hoàng hôn của Đế chế Tây Tạng (còn được gọi là Bod ở Tây Tạng và được gọi là Tubo trong Thời trung cổ và các nguồn hiện đại Trung Quốc).

Các chạm khắc thể hiện những hình ảnh con người thanh thản, mỉm cười với những chiếc vương miện cao theo phong cách Indo-Tây Tạng, áo choàng dài, và những gì giống như là hào quang. Không rõ là họ mô tả các nhà tài trợ hoàng gia hay quý tộc, bồ tát trong trang phục hoàng y, hay một mô-típ tôn giáo nào đó.

Văn phòng di tích văn hoá tỉnh Chamdo đã ưu tiên bảo vệ những phát hiện quý giá này, yêu cầu nhà thầu ngừng khai thác các hòn đá từ mặt vách đá cao 10 mét, từ thời điểm này.

Ông Xiage Wangdui, một nhà khảo cổ học thuộc Viện Bảo vệ và Nghiên cứu Di sản Tây Tạng, cho biết: “Khám phá những bức chạm khắc trên vách đá này có thể giúp chúng ta kết nối văn hoá giữa miền Bắc và miền Nam. Sự hiện diện của những chạm khắc này có thể ngụ ý rằng tầm nhìn của Đế chế Tây Tạng có thể rộng hơn suy nghĩ ban đầu, trải dài khắp Thanh Hải và cao nguyên Tây Tạng. Xiage Wangdui lưu ý rằng những chạm khắc này là những nguồn có giá trị đầu tiên cho nghiên cứu về văn hoá và nghệ thuật Phật giáo trong thời kỳ đế chế, và họ có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về cách vận chuyển có thể đã hoạt động trong thời gian đó.

Văn Công Hưng (theo Buddhistdoor Global)