.
.

Myanmar: Thành Lập Ủy Ban Phật – Hồi Giáo Giải Quyết Khủng Hoảng Nhân Đạo Ở Rakhine


Myanmar đã lên kế hoạch thành lập một ủy ban nhà nước cấp mới nhằm mục đích giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở bang miền tây Rakhine của nước này – nơi tập trung hầu hết những người theo đạo Hồi Rohingya.

Một bộ trưởng nhà nước đã cho biết, ủy ban mới gồm 9 thành viên sẽ nhận nhiệm vụ liên lạc với các cộng đồng địa phương ở bang Rakhine cũng như các tổ chức quốc tế.

49-H011

Hầu hết người Rohingya còn ở trong các khu tái định cư với nhiều hạn chế trong tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội việc làm.

Căng thẳng tôn giáo đã dâng cao tại Myanmar trong gần nửa thế kỉ và đi đến đỉnh điểm với những cuộc xung đột bạo lực vào năm 2012 đã giết chết hơn 100 người. Bang Rakhine là một trong những vùng nhạy cảm và dễ xung đột nhất ở đất nước này, đặc biệt là từ khi bùng phát bạo lực chống Hồi giáo vào năm 2012 và 2013, theo đó 140.000 người, chủ yếu là người Rohingya đã buộc phải rời bỏ nơi ở. Hầu hết họ còn ở trong các khu tái định cư với nhiều hạn chế trong tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các cơ hội việc làm.

“Kế hoạch này chỉ được tiến hành như một bước khởi đầu và tôi không thể nói bằng cách nào ủy ban này sẽ hành động trong việc giám sát các vấn đề hòa bình, ổn định của bang”, Thủ hiến bang Rakhine, U Nyi Pu phát biểu. (Myanmar Times)

U Nyi Pu cho hay mục tiêu nguyên tắc của ủy ban sẽ là thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Rakhine cũng như báo cáo cấp quốc gia với Ủy ban Phát triển, Hòa bình, Ổn định bang Rakhine – ủy ban đã được thành lập vào ngày 30/5/2016, do Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi đứng đầu. Tuy nhiên, theo thông tin của hãng Reuters tại thời điểm đó thì: “Những thông cáo chỉ đưa ra tên các thành viên của ủy ban mà không cho biết bất cứ chi tiết nào về việc làm thế nào họ sẽ giải quyết các vấn đề của bang”.

Ủy ban mới sẽ có ba thành viên từ “cộng đồng quốc tế”, hai tu sĩ Phật giáo, hai thành viên Hồi giáo và hai đại diện chính phủ, theo Tha Pwint, một luật sư Arakan đã nghỉ hưu cho biết trên tạp chí The Irrawaddy – tờ tạp chí cho hay các đại biểu của cộng đồng quốc tế vẫn chưa được tiết lộ danh tính.

Nhà hoạt động nhân quyền Rohingya, Aung Win, cho biết ông không hài lòng với lập trường của Trung ương về tình hình bang cho đến khi “hành động trực tiếp” được thực thi. “Cái ngày mà chính phủ tham gia một cách trực tiếp sẽ là ngày mà các vấn đề của chúng ta được giải quyết”, ông nói. (The Irrawaddy)

Myanmar xem những người Hồi giáo Rohingya là những người di cư nước ngoài không quốc tịch mặc dù họ đã sống ở Myanmar qua nhiều thế hệ. Dân số của quốc gia này cũng bao gồm những người đạo Hồi từ nhiều nhóm dân tộc khác. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở ở Washington, DC, Phật tử chiếm khoảng 80% số dân 52 triệu người của Myanmar, trong khi đó những người Hồi giáo chỉ chiếm 4%.

Ủy ban dân tộc cực đoan Bảo vệ Dân tộc và Tôn giáo (Ma Ba Tha), một tổ chức bao gồm các trụ trì cứng rắn và những tu sĩ có ảnh hưởng được thành lập năm 2013, đã từng dấy lên sự chia rẽ tôn giáo, quả quyết rằng Phật tử và văn hóa Myanmar đang bị Hồi giáo đe dọa. Gần đây hơn, những con số đáng chú ý từ các cộng đồng tôn giáo, chính trị chính thống của Myanmar đã công khai lên tiếng chỉ trí Ma Ba Tha, cho rằng những chính sách của nhóm này không đại diện cho tăng đoàn Phật giáo Myanmar vốn có khoảng 250.000 thành viên, theo một ước tính của chính phủ, và Ma Ba Tha không phản ánh đúng bản chất của Phật giáo.

Dân Nguyễn

(Dịch từ Buddhistdoor)