.
.

Ấn Độ: Đại Biểu Của 39 Nước Tham Gia Mật Viện Phật Giáo Quốc Tế


“Giải pháp của tất cả những vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt nằm trong Phật giáo”, Bộ trưởng liên minh Mahesh Sharma phát biểu hôm 2/10/2016, đề cập đến những xung đột khác nhau trên thế giới, khi ông khai mạc sự kiện kéo dài năm ngày có tên Mật viện Phật giáo Quốc tế.

1-h01

Có hơn 285 đại biểu đến từ 39 quốc gia đã tham gia sự kiện lần thứ năm của Mật viện Phật giáo Quốc tế.

“Có đến 7 trong số 8 địa danh tôn giáo quan trọng liên quan đến Phật giáo nằm ở Ấn Độ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chấp thuận vị trí ưu tiên hàng đầu đối với Phật giáo… Điều này được phản ánh từ sự tham gia của hơn 285 đại biểu của 39 quốc gia trong hội nghị này”, ông Sharma chia sẻ.

Phát biểu tại hội nghị, người phát ngôn của Quốc hội Sri Lanka, Karu Jayasuriya công nhận Ấn Độ là một “vùng đất Phật” và cho biết quốc gia này là điểm đến du lịch quan trọng nhất khu vực Nam Á.

Bộ Du lịch Ấn Độ – cơ quan tổ chức hội nghị lần này – có quan điểm giới thiệu di sản và các địa điểm hành hương Phật giáo của Ấn Độ nhằm thu hút du khách nước ngoài.

Các nước ASEAN là một nguồn thu hút lớn đối với Ấn Độ xét từ góc độ du lịch Phật giáo. Một số lượng lớn tu sĩ và những người làm truyền thông từ các quốc gia Đông Nam Á đã tham gia hội nghị lần này.

Mật viện Phật giáo Quốc tế bao gồm các bài thuyết trình, các phiên thảo luận, các cuộc họp tài chính kinh doanh giữa các nhà khai thác tour trong nước và quốc tế cùng với chính quyền các bang.

Các đại biểu cũng sẽ tham quan một số danh thắng linh thiêng của Phật giáo trong và quanh Varanasi, Sarnath và Bodhgaya.

Chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn nhiều khoản kinh phí để phát triển Phật giáo bao gồm cả xây dựng một trung tâm văn hóa tại Bodhgaya ở Bihar.

Nhiều di tích Phật giáo khác nằm ở Madhya Pradesh và Uttar Pradesh.

Ấn Độ, nơi ra đời của Phật giáo, sở hữu nhiều di sản Phật giáo đa dạng với nhiều di tích quan trọng có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật đồng thời cũng là những trung tâm hành hương quan trọng đối với nhiều tín đồ đạo Phật khắp thế giới.

Dân Nguyễn

(Dịch từ Mumbai Mirror)

Theo Pháp bảo