.
.

Ấn Độ: Cất Giữ Di Vật Phật Giáo Quý Hiếm Trong Thùng Chống Đạn


Một bảo tàng nghệ thuật sẽ sớm triển lãm một số di vật Phật giáo quý hiếm ở Latigiri, quận Cuttack, Ấn Độ.


Trong khi quá trình xây dựng bảo tàng nói trên đang sắp hoàn thiện, các di vật đang được trưng bày trong một chiếc thùng chống đạn. Bảo tàng đang được hình thành trên một khu vực rộng 4ha ở đồi sa thạch Landa.

Oct-17-B12-H01

Bảo tàng đang sắp hoàn thiện trên đồi sa thạch Landa, Lalitgiri, Ấn Độ.

Được xây bằng đá Khandolite hồng nhạt, công trình này gồm có 6 gallery để trưng bày các hình ảnh, tác phẩm điêu khắc cổ Phật giáo được phát hiện ở Lalitgiri, một hội trường dành cho hội thảo và ba phòng dành cho văn phòng Cục Khảo cổ Ấn Độ (ASI). Tuy nhiên, điểm nhấn của bảo tàng này là chiếc thùng kính chống đạn chứa các di vật quý hiếm. Cục Việc làm Cộng đồng Trung Ương (CPWD) đang thực hiện dự án với nỗ lực cung cấp đầy đủ những tiện nghi cần thiết để làm hài lòng du khách.

Cuộc khai quật của Cục Khảo cổ Ấn Độ ở đồi Landa năm 1988 đã phát hiện ra nhiều xá lợi quý của một số nhân vật Phật giáo nổi tiếng được bảo quản rất tốt trong những chiếc rương bằng vàng.

Trong số ba chiếc rương bằng vàng được phát hiện, một chiếc có một chiếc xương được bao quanh bởi một dây vàng, chiếc rương thứ hai có một mảnh xương hoặc có thể là một di vật hình răng được quấn chặt bằng một dây vàng và một miếng vàng lá. Tuy nhiên, không có di vật nào được tìm thấy trong chiếc rương thứ ba.

Mặc dù những chiếc rương này không có bất cứ chữ khắc nào bên trên nhưng các chuyên gia cho rằng các di vật được trang trí bằng một dây vàng và vàng lá có thể là xương hoặc răng của Đức Phật còn các mảnh xương khác được quấn bằng dây vàng chỉ có thể là xá lợi của các đồ đệ của Đức Phật.

Sau khi được phát hiện, các chuyên gia cho rằng, đây là những di vật đầu tiên kiểu này được phát hiện ở Đông Ấn. Cục Khảo cổ Ấn Độ đã đưa những chiếc rương di vật khỏi Lalitgiri và giữ chúng trong một căn phòng được bảo vệ nghiêm ngặt ở Bhubaneswar. Sau đó, vì làn sóng yêu cầu đưa các hiện vật về nơi cũ của chúng, Cục Khảo cổ Ấn Đỗ đã quyết định trả lại cho bảo tàng nói trên vào năm 2013.

Đá nền của bảo tàng được đặt móng vào tháng sáu năm 2014 và dự kiến hoàn thành vào tháng tư năm 2015, tuy nhiên, tiến độ chậm đã khiến cho công trình này không thể hoàn thành đúng kế hoạch.

Dân Nguyễn (Dịch từ The New Indian Express)