.
.

Từ Bi: Chạm Tới Gần Hơn Cõi Thần Linh


Nguyên lý về lòng từ bi nằm ở trung tâm của mọi truyền thống tôn giáo, đạo đức và tinh thần, kêu gọi chúng ta luôn luôn đối xử với người khác như chúng ta mong muốn người khác đối xử với mình.

Tính thiện thôi thúc chúng ta làm việc không mệt mỏi để tiêu trừ khổ đau của những đồng loại của mình, để phế truất chính bản thân khỏi trung tâm của thế giới chúng ta và đặt một người khác vào đó, cũng như tôn vinh sự linh thiêng bất khả xâm phạm của mỗi con người, đối xử với mọi người không có ngoại lệ với sự công bằng tuyệt đối, bình đẳng và tôn trọng. Như Đạt Lai Lạt Ma từng nói, “Mục đích chân chính của gieo trồng từ bi là nuôi dưỡng can đảm để nghĩ cho người khác, làm cho người khác”.

54-H01

(Nguồn: compassionfocusedtherapy.com)

Từ bi với người khác đòi hỏi con người cũng phải từ bi với chính mình: mục đích nghiêm túc, quan hệ sáng sủa. Nguyên tắc anekantavada của đạo Jain là sự tôn trọng đối với sự đa dạng quan điểm của trần thế, nhưng nó sở hữu những gốc gác trong tình trạng nối kết của vạn vật chúng sinh. Nhận thức phương cách con người tiếp cận niềm vui hay nỗi buồn của họ, tương đồng với những gì mà chúng ta đích thân trải qua theo cách của mình, cho phép chúng ta đồng cảm hơn, quan tâm hơn những gì chúng ta làm, những người mà ta liên hệ.

“Từ bi là một xúc cảm bất ổn định. Nó cần được chuyển tải thành hành động nếu không cảm xúc ấy sẽ khô héo. Câu hỏi về những gì cần làm với những xúc cảm này đã được đánh thức, những tri thức đã được truyền tải”, Susan Sontag nói.

54-H02

(Nguồn: blogsensebybard.wordpress.com)

Dù tính thiện không đi kèm sự tử tế thì vẫn là có còn hơn không. Nhiệm vụ của bạn là mỗi ngày đều phải làm một việc tốt bất kể nó nhỏ như thế nào. Việc ấy có thể đơn giản như nhặt một mảnh giấy trong sân nhà hàng xóm, nhường đường cho một chiếc xe khi tham gia giao thông hoặc phức tạp hơn như khiến một người cô đơn cảm thấy được yêu thương. Điều quan trọng là phải biến sự tử tế thành một phần trong đời sống hằng ngày của bạn để nó trở thành một phản ứng bình thường và bạn không phải căng thẳng triệu hồi nó từ những gì còn sót lại của tâm hồn.

Học giả liên tôn giáo vĩ đại Karen Armstrong khẳng định rằng từ bi được lập trình vào não bộ nhưng liên tục bị đẩy trở ra bởi những bản năng nguyên thủy hơn của chúng ta vì tính ích kỷ và tính sống còn. Từ bi đưa chúng ta vượt qua những thương tích của chính mình và hòa nhập trở lại với cộng đồng nhân loại. Từ bi đặt ra câu hỏi: Những hạng người nào làm điều xấu xa? Câu trả lời là những người cô đơn, sợ hãi, ngu dốt, hoang mang, bệnh tật, lầm đường lạc lối, tức giận – hay nói cách khác, đó là tất cả chúng ta. Và trong những nền văn hóa lấy vật chất và cái tôi làm trung tâm, từ bi là một món quà đang hấp hối.

54-H03

(Nguồn: tohigherconsciousness.com)

Khi mà dường như tất cả những cuốn sách và những bộ phim best-seller chỉ tập trung vào sự sa ngã, cổ vũ than vãn rên rỉ về những vấn đề cá nhân và vặt vãnh của đời sống, làm sao chúng ta có thể phát triển thành những con người từ bi? Và làm sao mà con người không trở nên ích kỉ? Làm thế nào để những người từ bi chân chính có thể tránh bị làm tổn thương, bị sử dụng hoặc lạm dụng bởi những kẻ chỉ nhận lấy mà chẳng bao giờ chịu cho đi? Câu trả lời nhiều như những chiếc cánh của một bông hoa sen đang hé nở, và trong mỗi cánh hoa là một chân lý giản đơn.

Từ bi là con đường chắc chắn nhất để chạm đến gần hơn cõi thần linh.

* Tác giả Moin Qazi là giám đốc ngân hàng, tác giả và nhà nghiên cứu Hồi giáo. Email của ông là:[email protected]

Dân Nguyễn

(Dịch từ The Asian Age)