.
.

Giải mã những bí ẩn bản thảo Phật giáo cổ


Dọc theo con đường tơ lụa, mạng lưới các tuyến đường thương mại cổ đại đã từng liên kết với Trung Hoa và phương Tây, là một hệ thống phức hợp của khoảng 500 hang đá được tạc vào vách núi phía trên sông Đại Toàn.


Các hang động, được biết đến như hệ thống hang Mạc Cao, một hệ thống 492 ngôi già lam cổ tự cách trung tâm thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, 25km về phía Đông Nam, nằm rìa của sa mạc Gobi hiện nay, một vùng hoang mạc lớn tại châu Á. Trải rộng trên một phần khu vực Bắc – Tây Bắc Trung Quốc, và Nam Mông Cổ. Cho đến thời kỳ tan rã của chế độ Mông Cổ vào thế kỷ 14, các thương nhân, du khách hành hương lịch thường dừng chân lại tại các trung tâm thương mại và tôn giáo để củng cố, bảo đảm, cầu nguyện cho cuộc hành trình phía trước, hoặc tạ ơn cho sự sống còn của họ. Điều này đã có trước khi Hồi giáo chinh phục khu vực, và các tuyến đường hàng hải, đã bắt đầu thống trị việc thương mại của Trung Quốc với thế giới bên ngoài.
Được trang trí với những pho tượng Phật và các bức tranh trên tường, những nơi thờ riêng biệt trong hang động có niên đại từ thế kỷ thứ IV, những địa điểm sinh hoạt tu tập Phật giáo và thờ phụng cho hơn nghìn năm. Những thiền đường, giảng đường, thuyết pháp, tụng niệm, cầu kinh trong hang động chính, được bảo trợ bởi những người địa phương: Chư tôn đức tăng, ni, những tầng lớp thượng lưu và chư vị quan chức ngoại quốc, kể cả chư vị Hoàng đế, hoàng tộc đế chúa Trung Hoa.
Các hang động khác là do những thương nhân, những vị quan chức quân đội, cộng đồng cư sĩ phật tử xây dựng. Chư tôn đức Tăng già thường xuyên quang lâm, lễ sám chư Phật, Bồ tát và các thành viên của cộng đồng phật tử sẽ tổ chức vào những ngày lễ trọng đại của Phật giáo tại hiện trường. Hàng trăm năm sau, người ta có thể nhìn thấy những móc sắt trên tường, nơi các biểu ngữ đã từng được treo, và dấu vết nơi đèn dầu được thắp sáng trên bàn thờ trong các lễ kỷ niệm thường niên.

Một trong những hang động, gọi là hang thứ 17 hay là “hang thư viện Phật giáo”, nguyên khởi được sử dụng làm nơi lưu nhục thân của Hòa thượng Hồng Thiên (Hong Bian). Theo ký ức cổ xưa về Hòa thượng Hồng Thiên, những người địa phương đã bắt đầu lưu trữ kinh điển và bản đồ trong hang cho đến khi được đóng kín, có thể là đầu thế kỷ thứ 11.
Đầu thế kỷ 20 (1900), một Đạo sĩ (người theo Đạo Lão-Daoist) tên Vương Nguyên Lộc (Wang Yuanlu) đã mở hang động và khám phá nơi lưu trữ Kinh điển Phật giáo cổ đại lớn nhất thời Trung cổ ở Eurasis (một kết hợp đất lục địa rộng của châu Âu và châu Á. Phần lớn nằm ở Đông và Bắc bán cầu, lục địa Á Âu có thể được coi là một siêu lục địa, một phần của siêu lục địa lớn hơn là đại lục Phi-Á-Âu. Nó giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây, Thái Bình Dương ở phía Đông, Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Ấn Độ Dương ở phía Nam) – khoảng sáu chục nghìn (60.000) bản Kinh điển Phật giáo, nhiều bản bị thiếu, cũng như rất nhiều bức tranh và hàng chục pho tượng Phật và biểu ngữ có niên đại từ các thế kỷ thứ 9, 10, 11. Trong đó gồm có những tài liệu thế tục, các tác phẩm về lịch sử, văn học và tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo, nhưng cũng có Đạo giáo (Đạo Lão), Thiên Chúa giáo và Ma Ni giáo (Manichaeism) thường được viết ở phía sau của những bản kinh tái sử dụng.
Một vài năm sau đó, Đạo sĩ (người theo Đạo Lão-Daoist) tên Vương Nguyên Lộc (Wang Yuanlu) bắt đầu bán các bản kinh đến cho những nhà thám hiểm, học giả phương Tây, những người mang theo kho tàng các loại đồ tạo tác. Những loại đồ tạo tác sau đó được lan trải khắp thế giới – tới London, Delhi, Paris và St.Petersburg.
Một bức tranh khắc gỗ có niên đại từ thế kỷ thứ 10, một bản kinh Phật giáodần dần đưa đường đến Viện Bảo tàng Hoàng gia Ontario (ROM), trong sự trao đổi với Bảo tàng Anh quốc. Tất cả những bộ sưu tập kinh điển Phật giáo đã được kỹ thuật số bởi dự án Đôn Hoàng thế giới có trụ sở tại Thư viện Anh quốc và có thể được truy cập trực tuyến tự do, trợ giúp cho các học giả.

Giai ma nhung bi an ban thao Phat giao co
 Hai bản kinh Phật từ thư viện hang động Đôn Hoàng. Ảnh: Dự án quốc tế Đôn Hoàng

Mục đích của thư viện trong hang động Đôn Hoàng là gì? Liệu đó có phải là một điểm xử lý rác thiêng liêng? Rốt cuộc, người ta không thể chỉ đơn giản là vứt bỏ các bộ kinh Phật giáo cổ đại mà không gây đến các nguy hại về nghiệp báo. Và vì sao hang thứ 17 bị đóng? Liệu đó có phải là do mối đe dọa từ sự xâm lược của Hồi giáo? Đây chỉ là một vài giải thuyết và bí mật – một số hiểu lầm – đã thu hút các nhà khảo cổ và học giả hơn một thế kỷ.
Amanda Goodman, giáo sư của Phật giáo Trung Hoa tại khoa U và T của khoa nghiên cứu tôn giáo có một học thuyết đơn giản hơn “Tôi nghĩ đó là một kho chứa tư liệu không chính thức của một nhóm các nhà sư địa phương có một số lượng khá lớn các tư liệu cần được lưu trữ, có lẽ là để sửa chữa hay được sử dụng để bổ sung cho các thư viện địa phương. Nhà tưởng niệm của Hòa thượng Hồng Thiên (Hong Bian) bị rơi hư hỏng và các tài liệu vẫn tiếp tục được lưu trữ, như là các ngăn của nhà bếp. Tại một thời điểm nào đó, nó đầy và được đóng lại”.
Chúng ta có thể không bao giờ biết chắc chắn. Nhà khảo cổ châu Âu đầu tiên – nhà thám hiểm đến thăm khu vực này không biết tiếng Trung Hoa, cũng không hiểu hệ thống lưu trữ bản địa được sử dụng để tổ chức các bản thảo tìm thấy trong hang động thứ 17.
“Truyền thống Phân loại theo cách của người Trung Hoa không phải là sử dụng A-Z mà là theo hệ thống đánh số bản thảo, sau đó được gom thành nhóm hay hiện trạng như là “bị hư hỏng” hay là “nguyên sơ”. Giáo sư Amanda Goodman giải thích. “Tuy nhiên trong sự phấn khởi của họ, làn sóng đầu tiên của những nhà thám hiểm đã tháo bỏ lớp bao vải của các bản thảo đầu tiên, để lại hậu quả tai hại. Chúng ta có lẽ sẽ không chắc có câu trả lời vì sao nội dung trong hang thứ 17 được lưu trữ chung với nhau”.
Và khi nào? Các học giả đoán là nó khoảng vào năm 1003 CE, trước sau khoảng 5 năm, dựa vào sự thật rằng những tài liệu gần đây nhất là từ đầu thế kỷ thứ 11.
Giáo sư Amanda Goodman, người có liên kết với U và T, trung tâm nghiên cứu gia đình Phật giáo Robert H. N là chuyên gia Đôn Hoàng duy nhất ở Canada nghiên cứu về các bản kinh đặc biệt. Được sự trợ giúp kinh phí từ hội đồng xã hội nhân văn Canada, với một đội nhỏ các trợ lý nghiên cứu sinh, bà làm việc trên các bản kinh Phật Trung Hoa từ thế kỷ thứ 10, xác định, đánh giá niên đại, dịch và nghiên cứu chúng khi bà chuẩn bị sách với tựa đề thích hợp Phật giáo từ bên lề.
Sự chú tâm của Giáo sư Amanda Goodman không chỉ là trên các bản kinh chính thức hay hợp thức được khôi phục từ Đôn Hoàng mà trên “các bản thảo lộn xộn “và đặc biệt là các nghi thức, đã tìm đường đến Luân Đôn, Paris và Bắc Kinh. Bà đang nhìn vào các quy tắc làm việc hay thực hành, bao gồm cả sách phụng sự, các quyển sổ tay cá nhân, các tờ giấy cầu nguyện cho một bức tranh rõ ràng hơn về việc nghiên cứu và tu tập Phật giáo thật sự là như thế nào tại nơi xa xôi này.
Theo dấu hiệu đọc đặc biệt và các quy ước, bà đã khám phá các bản thảo cùng trên một văn bản trên những tài liệu được tái sử dụng về nô lệ, các sắc lệnh ly hôn và những giấy tờ chế liệu khác (giấy là một mặt hàng hiếm). Bà nhìn dưới những sự chỉnh sửa bao gồm các lỗi như là các kiểu cổ xưa bị xóa đi.
Bà nói: “Tôi thích sự lộn xộn của các bản kinh và cố gắng tìm hiểu ý nghĩa trong các sự lộn xộn này”.
Những bản văn quyến rũ này cho ra bằng chứng về văn hóa chồng chéo giao thoa của các nền văn hóa và tôn giáo xuất hiện trong giai đoạn này ở khu vực đó.
“Có một bộ sưu tập đồ sộ song ngữ, thậm chí đa ngữ”. Giáo sư Amanda Goodman nói. “Để đọc các loại sách này, bạn cần biết tiếng Hoa và Tây Tạng cũng như tiếng Khotanese và Uyghur: Người viết hay người sao chép sẽ bắt đầu bằng cách viết xuống một bản cầu nguyện bằng tiếng Khotanese, nhưng khi bạn lật trang, bạn thấy một bản cầu nguyện tiếng Tây Tạng theo sau là là một văn bản bằng tiếng Hoa. Ngoài ra còn có các bản phát thảo, sơ đồ nằm rải rác khắp các bản kinh. Những bản kinh này chỉ ra rằng có sự tương tác đặc biệt chủ yếu là giữa những người Trung Hoa và Tây Tạng địa phương, vào thế kỷ thứ 10, và các cộng đồng Phật giáo này cùng tham gia vào các cuộc trò chuyện này”.
Thật sự, có 12 nhóm ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Do Thái hiện diện tại di khảo, làm cho các đội nghiên cứu đa ngôn ngữ quan trọng để đọc cả các nguồn và tài liệu phong phú về học bổng bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, Trung Hoa và Nhật Bản được sản xuất trong những năm gần đây.
Một trong những trợ lý nghiên cứu của Giáo sư Amanda Goodman là một sinh viên tiến sĩ tên Annie Heckman, một chuyên gia về tiếng Pháp và Tây Tạng có một phòng thu hoạt động và giảng dạy thực hành nghệ thuật tại trường đại học DePaul ở Chicago trước khi quyết định trở lại học lên cao để theo đuổi các nghiên cứu Phật giáo. Cộng đồng các học giả Phật giáo U và T và cơ hội làm việc với Giáo sư Amanda Goodman về kế hoạch này là một động lực chính cho Tiến sĩ Annie Heckman quyết định chuyển đến Toronto. Thêm vào việc xem xét lại các tài liệu về ngôn ngữ tiếng Pháp đương đại về Mạn Đà la được vẽ tại Đôn Hoàng, cô đang thiết lập nội dung và lịch sử các thư mục bằng tiếng Tây Tạng xuất hiện trong những tập kinh cầu nguyện.
Tiến sĩ Annie Heckman cho biết: “Công việc này giúp chúng ta hiểu được tác động của một số bản kinh qua thời gian, cho phép chúng ta hiểu tầm quan trọng của các bản kinh Tây tạng sau này và có lẽ cho phép chúng ta hiểu sâu hơn về việc làm thế nào và vì sao chúng được sử dụng trong các bản kinh cầu nguyện ở Đôn Hoàng”.
Các bản kinh cầu nguyện mà nhóm đang nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng về “sự lai kết” các truyền thống địa phương tạo nên sự khác nhau từ việc tu tập Phật giáo ở các tu viện thượng lưu địa phương. Giáo sư Amanda Goodman giải thích, “Các tài liệu nghi thức tiếng Tây Tạng và Trung Hoa khá giống với những nghi thức mà họ đang sử dụng: Nếu bạn theo dõi các câu chuyện truyền thống Phật giáo, bạn sẽ không nghĩ rằng Phật giao Trung Hoa có từ thế kỷ thứ 980 trước công nguyên cũng hành xử y như là Phật giáo Tây Tạng tại thời điểm đó, nhưng rõ ràng là tại Đôn Hoàng. Họ đang trao đổi ý tưởng và tài liệu và các văn bản tiếng Hoa như là những dấu bẫy quỷ với các kỹ thuật hình tượng của Phật giáo Tây Tạng, sử dụng kỹ thuật nghi lễ theo ý của họ”.
Cho đến thời điểm này, đội của cô đã dịch một chục bộ kinh xuất hiện trên các bản thảo phức hợp và các bản thảo di chuyển; một người có thể thật sự thấy từng người sao chép cá nhân đang di chuyển các nghi thức xung quanh và sau đó để chúng tại những nơi thờ phụng.
Tiến sĩ Annie Heckman mô tả quá trình làm việc trên dự án của Giáo sư Amanda Goodman như là “khám phá bí ẩn qua thời gian, kết hợp khả năng của nhiều ngôn ngữ và mang hết các mảnh ghép lại với nhau như là một câu đố càng ngày càng phát triển”.
Giống như là chính nguồn gốc từ các hang động, khả năng của Tiến sĩ Annie Heckman giải mã những bí ẩn của các bản kinh khám phá ra một phần nhờ tinh thần từ thiện có ảnh hưởng đến Phật giáo. Công việc của cô ấy được hỗ trợ bởi học bổng Phool Maya Chen từ viện nghiên cứu Phật giáo, Tiến sĩ Annie Heckman cho biết: “Khi tôi lần đầu tiên nhận tin rằng tôi được trao học bổng, tôi cảm thấy được chào đón đến với cộng đồng các học giả đầy cam kết và rằng nhiều năm nghiên cứu của tôi được ghi nhận thông qua rất nhiều nhà tài trợ hảo tâm.
Không chỉ học bổng lấy đi áp lực mà tôi đương đầu vì là một sinh viên mà nó cho phép tôi cống hiến nhiều giờ một ngày để đọc tiếng Tây Tạng, điều vô cùng hữu ích cho sự tiến triển của dự án và để thực hiện những câu hỏi đầy thử thách cần nhiều năng lượng cao hơn.”
Giáo sư Amanda Goodman, người liên kết với Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo gia đình Robert Hà Hồ vừa mới thành lập, là chuyên gia Đôn Hoàng duy nhất ở Canada nghiên cứu bản lưu trữ đặc biệt này. Được hỗ trợ bởi một khoản trợ cấp từ Khoa học Xã hội và Nhân văn Hội đồng Canada, và với một nhóm nhỏ những trợ lý nghiên cứu sau đại học, cô đang làm việc trên bản thảo nghi lễ Phật giáo Trung Quốc từ thế kỷ thứ 10, xác định, hẹn hò, dịch và nghiên cứu chúng, khi cô chuẩn bị một cuốn sách, có tựa đề “Phật giáo với sự ổn định tuyệt vời”.