.
.

Việt Nam: Lễ Hội Yên Tử – Điểm Đến Du Lịch Tâm Linh Truyền Thống


Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại khu cảnh quan và di tích lịch sử Yên Tử, phía bắc tỉnh Quảng Ninh, từ ngày mùng 10 tết đến hết tháng ba âm lịch, đã trở thành lễ hội xuân lớn dành cho Phật tử và du khách cả nước.

01-h01

Nằm ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển, Núi Yên Tử, theo Thông tấn xã Việt Nam, còn có nhiều tên gọi khác như Tượng Sơn (Núi Voi), Bạch Vân (Mây Trắng), Phù Vân Sơn (Núi Mây bay) và Linh Sơn (Núi Thiêng).

Khu cảnh quan và di tích lịch sử Yên Tử gồm xã Thượng Yên Công và phường Phương Đông ở phía tây bắc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Vào thế kỉ thứ 13, nhà vua – nhà tu hành Trần Nhân Tông (1258-1308), vị vua thứ ba của nhà Trần (1225-1400), đã từ bỏ ngai vàng ở tuổi 35 và trải qua quãng đời còn lại ở Núi Yên Tử, tu tập đạo Phật.

Vào cuối triều Lý (1009-1225) và đầu nhà Trần, Yên Tử là một địa điểm thờ phụng Phật giáo đối với nhiều nhà sư như Hiện Quang, Viên Chứng, Đại Đăng, Tiêu Dao và Huệ Tuệ.

Khi Trần Nhân Tông tu tập Phật giáo trên Núi Yên Tử, ông đã sáng lập trường phái Phật giáo đầu tiên của Việt Nam gọi là “Thiền tông”, tức Phật giáo Thiền tông Việt Nam (thường được biết đến với tên gọi “Trúc Lâm Yên Tử” – ND), biến nơi này thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam.

Trong suốt quãng thời gian gần 1000 năm qua, hàng trăm ngôi chùa và đền miếu đã được xây dựng tại khu vực Yên Tử, bao gồm nhiều kiến trúc với hàng ngàn bức tượng và tác phẩm tạo tác.

Yên Tử là một bảo tàng kiến trúc cũng đồng thời là khu sinh quyển động thực vật đa dạng. Nơi đây chứa đựng những điều kiện thuận lợi để nghiên cứu lịch sử, văn hóa tâm linh, tiềm năng du lịch, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ gene.

Khu phức hợp Yên Tử là một minh chứng của sự tương tác giữa con người và tự nhiên, phản ánh sự cư trú liên tục của con người qua hàng ngàn năm, đặc biệt là các Phật tử.

Yên Tử cũng đồng thời chứng kiến những cuộc đấu tranh chống quân xâm lược từ phương Bắc và phương Tây, trở thành một biểu tượng độc lập và tự chủ của Việt Nam.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và tự nhiên của mình, Yên Tử đã được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vào năm 2012.

Yên Tử cũng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chọn là một trong 10 điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất Việt Nam.

Trang web của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESECO) đã đưa Yên Tử vào danh sách đề cử di sản.

Theo Dân Nguyễn (Dịch từ Bernama)