.
.

Vẻ Đẹp Của Thiền


Thiền của Phật giáo là một phép tu tập cần sự trải nghiệm chứ không phải là một khái niệm mà bạn có thể trí thức hóa hay hiểu được bằng não bộ của mình.

Thiền là sự pha trộn của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và Đạo giáo (Trung Quốc). Bản chất của Thiền là cố gắng chiếm lĩnh và thâm nhập những ý của đời sống một cách trực diện không bị đánh lừa bởi tư duy logic hay ngôn ngữ.

33-h01

“Nghiên cứu Phật giáo là nghiên cứu bản ngã, nghiên cứu bản ngã là quên đi bản ngã”. (Dogen Zenji)

Những kỹ thuật Thiền thường phù hợp và khả thi, cũng như được sử dụng bởi những đức tin khác, ví dụ như bởi những người Thiên Chúa giáo đang tìm kiếm sự khả tri thần bí với đức tin của họ.

Thiền dường như thường khó hiểu vì những lý luận phức tạp và bí ẩn mà nó nắm giữ. Thiền đòi hỏi một phương pháp rèn luyện sâu sắc mà khi tu tập một cách đúng đắn sẽ đem đến sự tự do và thanh thoát tối thượng. Sự phóng khoáng tự nhiên sẽ không bao giờ bị xáo trộn bởi sự bốc đồng.

Thiền không phải là một lý thuyết, một lý tưởng, hay một mảnh ghép tri thức. Nó không phải là một tín ngưỡng, tín điều hay tôn giáo mà nó là một trải nghiệm hiện thực. Thiền không phải là một kinh giảng đạo đức, và vì nó không phải là tín điều, Thiền không đòi hỏi mọi người tin vào bất cứ điều gì. Một con đường tâm linh chân chính không bắt con người phải tin vào điều gì mà nó cho người ta thấy phải tư duy như thế nào, hay trong trường hợp của Thiền, nó cho người ta thấy điều gì không cần phải tư duy.

Lịch sử của Thiền

Thiền được du nhập vào Trung Hoa ở thế kỉ thứ 6 sau công nguyên bởi đại sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma). Thuật ngữ này ở Trung Quốc được đọc là Chán (禅).

Thời kì hoàng kim của Thiền bắt đầu với Lục Tổ Huệ Năng (638-713) và kết thúc bằng cuộc bức hại Phật giáo ở Trung Quốc ở giữa thế kỉ 9 sau công nguyên. Hầu hết những đại Thiền sư mà chúng ta biết đều sống trong thời kì này. Thiền tồn tại qua cuộc bức hại tôn giáo dù nó không thể trở lại thời kì vàng son như trước nữa ở Trung Quốc.

Thiền truyền bá đến Hàn Quốc vào thế kỉ 7 sau công nguyên và đến Nhật Bản vào thế kỉ 12 sau công nguyên. Thiền được phổ biến hóa ở phương Tây bởi học giả Nhật Bản, Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966), mặc dù trước đó Thiền đã có mặt ở phương Tây rồi.

Tu tập thiền định hay “Zaren” là hạt nhân của Thiền: không có Zaren không có Thiền. Thiền định là một cách thức cảnh giác và tự khám phá vốn được rèn luyện bằng việc tọa thiền. Đây là một trải nghiệm sống từ khoảnh khắc đến khoảnh khắc, sống ở đây và sống ngay bây giờ. Thông qua tập luyện Zaren mà Gô-ta-ma (Gautama) đã được giác ngộ và trở thành Đức Phật.

Zaren là thái độ thức tỉnh tinh thần điều mà khi được tập luyện có thể trở thành nguồn gốc của tất cả những hành động của dòng chảy đời sống hằng ngày: ăn, ngủ, hít thở, đi lại, làm việc, trò chuyện, suy nghĩ…

Giáo lý

Thiền không bám vào những lý thuyết và nghi lễ siêu hình mà tập trung hoàn toàn vào rèn luyện tư duy của Zaren. Thiền rất đơn giản. Nó thậm chí cực đơn giản nhưng quả thực là cực kì khó nắm bắt.

Giữa sự tĩnh lặng của dojo (chùa), yên lặng ngồi xuống, bất động và để những ý nghĩ của mình trôi đi. Chỉ tập trung vào tư thế và hơi thở của bản thân. Giữ lưng thẳng. Để bản ngã và những suy nghĩ tiềm thức của bạn chìm xuống, hòa vào vũ trụ.

33-h02

Những giáo lý của Thiền được cho là “phi nhị nguyên”, nhấn mạnh rằng cách thức tồn tại thông thường của chúng ta giống như việc sống trong một trạng thái hỗn mê của nhị nguyên luận. Triết lý tính không – không khách thể, không chủ thể – đã trở thành dấu hiệu phân biệt của các giáo lý Thiền.

Những xác nhận về các phương pháp hiện thực trong việc tu tập Thiền là những gì khiến nó trở nên độc đáo, đẹp đẽ và cuốn hút.

Dân Nguyễn

(Dịch từ News Gram)

Theo Pháp bảo