.
.

Đêm giao thừa sum vầy


Lúc nào tôi cũng nghe bên nhà bác Râu cãi nhau, tiếng cãi chí chóe vang vọng khắp xóm, nhưng duy nhất chỉ có tiếng của bác Râu gái, nó theo một mạch đối thoại nên tôi nghĩ hẳn bác Râu trai cũng có nói gì đó lại, duy chỉ có tiếng nói của bác ấy quá yếu ớt hoặc giả bác ấy không muốn làm to chuyện, sợ muối mặt với hàng xóm nên cố đè giọng mình. Mẹ tôi bảo bác Râu trai không muốn cãi lại vì bac ấy yếu thế hơn, một phần vì bác thương bác Râu gái, phần khác vì trong ngôi nhà ấy bác Râu gái là chủ gia đình. Nghe bảo, ngày xưa khi hai người đến với nhau, nhà bác Râu trai nghèo lắm, còn bác Râu gái lại là phú hào giàu truyền nối nên bác Râu trai phải về ở rể. Sau này, khi bác Râu trai chưa có việc làm thì bác Râu gái cũng phải bỏ tiền mua nhà để dọn ra ở riêng, năm đứa con sinh ra cũng một tay bác Râu gái nuôi nấng đóng tiền học, khi đứa nhỏ nhất vào lớp một thì bác Râu trai mới có việc làm ổn định nhưng nguồn thu so với bác gái cũng quá xa vời. Chung quy lại, người đàn ông khi không kiếm ra tiền thì bỗng dưng trở nên yếu thế. Vì lẽ đó, mọi việc trong nhà đều do bác gái quyết, phần nữa, bác gái cũng không phải dạng người đàn bà biết nhường nhịn, cái tôi mạnh mẽ và dòng máu phú hào chảy trong người khiến bác gái thường hay có cái tật “ra lệnh cho chồng”.

the-mean-of-li-xi(1)

            Bác trai làm ở cảng, chung chỗ với ba tôi, lại là hàng xóm nên hầu như gì cũng kể cho ba tôi nghe. Nhà sát vách nhau, tai liền tai đấy, gì ba tôi cũng biết nên đôi khi cũng thấu hiểu, thêm phần hai người cũng hay “lai rai” nên có nhiều chuyện để kể. Tôi trẻ nít vốn không biết gì nhưng nghe sơ qua cũng đủ thấy đời bác trai quá khổ, đôi khi lại vớ vẩn buột miệng hỏi mẹ:

  • Sao bác ấy làm chồng mà để vợ đè đầu cưỡi cổ? Sao thấy bác ấy khổ vậy mà không li dị mẹ hen?
  • Học đâu ra cái li dị vậy? Coi lắm phim truyền hình ! Vợ chồng bác ấy đã có với nhau năm mặt con, tình nghĩa sao kể hết, hơn nữa, bác ấy cũng ơn vợ nhiều lắm.

Tôi không muốn cãi mẹ nên không nói lại chứ ơn nghĩa gì mà làm chồng chẳng khác gì làm nô

thì sau này mà lấy vợ, có nước tôi xin kiếu ! Nhất là độ tết rày, công việc làm ăn của bác gái, vốn là một phường buôn vải trở nên bận rộn hơn, công việc luôn tay, nên bác … chửi đổng cũng nhiều hơn, vì cuối năm nhiều anh nợ không trả, rồi công việc chất đống, cố gắng giải quyết cho xong kịp mùa Tết nên bác cũng bận. Xóm giềng cũng nhường quen tính bác gái rồi, ai cũng nghĩ chẳng phải việc của mình, hơn nữa, cứ để bác ấy chửi bác ấy nghe, chẳng ai bận tâm, duy có nhà bác ấy là lãnh đủ. Năm đứa con đứa nào cũng mượn cớ cắp sách đi học nên mấy ngày cận tết trốn tiệt, thế là duy chỉ còn lại bác trai. Và cái nòi lạ một điều, khi người ta đang “lên cơn”, thấy ai học lại mình thì người kia sẽ lãnh đủ, nhưng thấy người ta càng nhịn mình thì tự dưng càng đâm thấy… ghét, càng bực hơn. Bác gái là loại thứ hai, thấy bác trai càng nhẫn lại càng bực, càng nghĩ bị coi thường nên càng chửi.

            Bác trai sang nhà đưa cho ba tôi đơn xin nghỉ để ba tôi gửi lại tổng công ty.

  • Sao không ráng làm thêm vài bữa, lãnh cái lương Tết, nghỉ giữa chừng là mất nguyên tháng đâu được đồng nào.
  • Khổ quá, vợ tôi bảo nghỉ rồi, một hai cũng không cho đi làm ở nhà phụ, thôi thì chiều theo ý bả.
  • Tôi nói anh nghe, chỉ dăm hôm nữa thôi được vài triệu bạc dắt túi, vợ anh thì thiếu gì người nhờ được, Đám con kêu về. Tụi nó đầy quán điện tử, hôm kia tôi còn tháy chứ có học hành gì sất.
  • Thôi anh ạ, tôi cũng không dám trả treo, Coi như phần lương đó của đi thay người.

Ba tôi thấy khuyên không đặng, lại nhìn qua ngõ nhà thấy bác gái đang đứng chống nạnh đành

hanh ý chừng sao ở bên nhà tôi quá lâu thì lại vội phẩy tay cho bác trai về, miệng lẩm bẩm:

  • Đến khổ, vợ nói sao nhất nhất nghe vậy, dăm bữa nữa chứ mấy…

Tôi vừa nghe ba xong thì nghe tiếng hét to bên nhà hàng xóm:

  • Đưa có mảnh giấy mà những năm phút, lại học xấu tôi gì với nhà hàng xóm đấy phải không?

Trong mắt tôi ngày bé thì bác trai nhu nhược, tôi chẳng nể. Ba tôi bảo cái gì cũng có lí do, me

lại bảo phần vì tình yêu, phần vì tình nghĩa, sống được như bác trai đã là khó lắm rồi, có gì giúp đỡ bác ấy chứ đừng chì chiết. Nhưng khi cứ nghe nhà hàng xóm bắt đầu dong dỏng cãi thì tôi lại đâm ra ghét. Như ba tôi ấy, ít khi cãi lời mẹ nhưng mẹ cũng không bao giờ làm gì quá đáng với ba, chứ mẹ mà làm sai là ba chỉ rõ cả, chẳng nuông bao giờ. Hơn nữa, nếu đã lúc nào cũng cãi nghĩa là không hạnh phúc, thế thì sống với nhau làm gì.

            Đùng một phát cả xóm tôi dậy sóng khi nghe bác trai bỏ nhà đi và cưới vợ khác, ngay ngày cận tết. Khỏi phải nói chẳng ai ngờ có một ngày lại thấy bác “anh hùng” đến vậy, chẳng rõ bác có người khác thật không chỉ nghe bác gái tru tréo cả lên và bác trai vai mang balo to tướng đi ra cửa:

  • Ông cứ thử đi rồi đừng có về, coi thử con đó có nuôi ông được không? Đến khổ thân tôi, có chồng đốn mạt. Tôi nuôi ổng rồi ổng lấy tiền đó nuôi mấy con vịt giời. Ôi, trời ơi là trời.

Bác trai không nói gì im lặng, đi ra cửa thấy ba tôi đứng đó chỉ cúi đầu chào còn ba tôi gật đầu

như biết rõ sự tình gì đó rồi đi thẳng. Xóm tôi đồn đãi nhiều tin, phần lớn họ đều ủng hộ bác trai ra đi và lần đầu tiên tôi thấy việc ngoại tình lại được người ta chúc phúc như vậy. Tôi cũng xoắn xít với ba:

  • Thế mà bác ấy “chất” ba ơi, chơi một vố đúng đau với bác gái.
  • Con liệu mà khéo ăn nói, tin đồn cũng chỉ là tin đồn.

Ba tôi cũng chỉ nói vậy rồi im lặng đốt thuốc trầm ngâm. Kể từ khi bác trai đi, bác gái trở nên

có phần già đi và gắng gượng, những đứa con đỡ đần công việc cũng không bằng bàn tay một người đàn ông trong nhà. Mẹ tôi vốn cũng nội trợ trong nhà nên khi rảnh cũng sang phụ giúp đỡ đần, có bận đi học về tôi thấy bác gái khóc với mẹ tôi. Người đàn bà dù bề ngoài có mạnh mẽ cách mấy thì khi cô đơn cũng có phút yếu lòng, hơn nữa, người luôn nghĩ có thể kiểm soát  mọi việc và nghĩ người đàn ông của mình nhất định sẽ không rời xa mình thì thể nào cũng sẽ sốc hơn những người khác. Đàn bà với nhau dẫu có không thích tính bác gái mẹ cũng hiểu thấu phần nào nên cũng hay lại nhà sẻ chia. Kể từ khi ấy tôi thấy bác gái có phần đằm tính hơn hẳn, mẹ bảo kì là một điều là bác gái chỉ “ lớn lối” khi có bác trai bên cạnh và khi bác trai ra đi bác gái bỗng thấy không có ai bảo vệ hay ở bên nữa, điều mà bác gái đã không nhận ra khi lúc nào cũng được bác trai nhường nhịn. Và kì thực mẹ nhận ra bác gái thương bác trai nhiều lắm, chỉ là cái tính nó xấu vậy, lại không ai sửa, không ai giúp bác nhận ra.

            Bẵng đi ba mùa Tết, Tết năm nay đến lạnh giá hơn mọi năm, khi mùa tắc đương chuẩn bị trĩu những quả xanh thì bác gái đổ bệnh. Mẹ tôi tất bật chuẩn bị việc cho Tết nhà lại cùng năm đứa con thay nhau chăm bác. Chỉ còn vài ngày nữa tới Tết thì chuyến hàng vải của bác gái vì cơn lũ cuối năm mà đi tong hết, bác bỗng dưng vỡ nợ, phải bán tháo đồ đạc trong nhà tìm cách chạy chữa, không còn nợ nhưng tiền cũng ra đi không ít, nhà cửa trở nên trống huơ hoác, bệnh tình bác trở nặng thêm. Đúng vào ba mươi Tết năm ấy, khi tất cả chuẩn bị bày mâm ngũ quả lên đón giao thừa thì bác trai về. Bác trai về đúng ngày bác ra đi, chỉ khác là ba năm đã trôi qua, trông bác có phần hồng hào và khỏe khoắn hơn trước.

  • Mình đau à? Tôi nấu cháo cho mình nhé? Tôi nói rồi, không có tôi là không được, cứ đòi đuổi tôi đi.

Bác gái nước mắt lưng tròng, đánh bộp bộp vào người bác trai trách cứ:

  • Ông về làm gì? Sao không đi theo con vịt giời nào đó luôn đi?
  • Đên khổ, tôi nào có ai, ngày đó vì giận bà quá nên tôi mới đi, chỉ bả nghĩ vậy thôi – Rồi bác nhẹ nhàng dặn mấy con chuẩn bị mấy việc vặt, ôm lấy bác gái an ủi – Bây giờ thi tôi nhớ mình quá nên vê với mình rồi đây, chuyện bán buôn rồi mình sẽ cùng bắt đầu lại, ta vẫn còn hai bàn tay, đừng đổ bệnh, đón năm mới sum vầy với tôi, mình nhé?

Bác gái và cả những đứa con đều khóc không ra tiếng , nhà tôi ở sát bên cũng tự dưng thấy

rưng rưng vì cảnh đoàn tụ này, ba tôi bảo:

  • Anh ấy ra đi cũng chỉ để có thể bắt đầu một cuộc đời mới không phụ thuộc vào vợ thôi, hơn nữa, cũng là để chị ấy nhìn lại chính mình xem có cần anh ấy không.

Tôi ậm ừ suy nghĩ về suy nghĩ phức tạp của người lớn rồi bỗng nhiên tôi chợt nhớ tới việc ba

nói về tin đồn bác có người khác chỉ là bậy bạ, bỗng hỏi:

  • Có khi nào ba biết chuyện bác ấy sẽ quay về?

Ba tôi chỉ mỉm cười. Đàn ông vốn không nói nhiều. Nhưng khi nói chỉ toàn mang tính chất quyết định.

Lê Hứa Huyền Trân