.
.

Đầu độc bầu khí quyển bằng niềm tin mù quáng


Dân gian tin rằng, tháng 7 là tháng mở cửa địa ngục, tháng của các vong linh và các cô hồn cõi âm nương tựa vào sự bố thí của cõi dương. Nhiều người tin khi đốt vàng mã, người đã khuất sẽ nhận được, nhờ vậy các vong linh sẽ bớt khổ sở, thiếu thốn…Vào dịp này, trên khắp các tuyến phố, chùa chiền, nơi nào cũng rực lửa hoá vàng, mù mịt khói hương.

Lãng phí khi lấy tiền thật mua tiền giả để đốt

Chạy đua mua vàng mã, tiêu tốn cả vài trăm ngàn tới hàng chục triệu đồng, dùng tiền thật mua tiền giả, những thỏi vàng giả, nhà bằng tre, nhà bằng giấy báo, ôtô…trần gian có gì thì họ tạo ra cho người âm y như vậy, kể cả tiền nước ngoài…nói chung quy là đồ giả, sau những thủ tục khấn khấn vái vái rồi đem đi đốt. Họ sẵn sàng bỏ một khoản tiền ra để mua chúng, nhưng lại ngập ngừng trước cô bé tội nghiệp đi bán hàng rong, một bà cụ ngồi gốc cây van xin từng đồng…

Trên một tờ báo đưa tin rằng số liệu thống kê vào năm 2015, trung bình một năm có khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng. Về chi phí, riêng Hà Nội đã tiêu tốn khoảng 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Điều này gây ra một sự lãng phí không hề nhỏ. Trong một khoảng thời gian ngắn mà đốt từng đó một khoản tiền trong tích tắc, cái họ còn lại là một cục tàn tro màu đen, họ vẫn vui vẻ không nghĩ suy, trong khi cũng không rõ là người thân của mình đã mất có nhận được thật hay không?

Làm tròn “chữ hiếu” qua vàng mã

Nhiều gia đình khi có người thân còn sống thì không cung phụng, không đối đãi hòa thuận, lúc họ mất đi thì khóc thương gào thét, đốt cho một đống tiền vàng, nhà to, xe hơi, ipad… thiệt tự nghĩ vui, khi còn sống họ chưa bao giờ lái xe hơi thì đốt xuống đó họ có nhận được thì họ để trưng bày sao? Cho tới máy bay, iphones cũng vậy, khi họ sống họ chưa lái máy bay bao giờ, chưa dùng điện thoại xịn để gọi để vào mạng… thì có phải lúc này là rất mù quáng trong hài hước không?

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Cho tròn chữ đạo hiếu, con cái phải thờ phụng cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Đó là một cách để báo ân nuôi dưỡng cha mẹ. Nhưng khi bố mẹ mất đi theo luật luân hồi thì không nên biến ngày lễ Vu Lan trở thành ngày mê tín dị đoan, lãng phí…

Ô nhiễm đất, nước, không khí…

Việc đốt vàng mã gây ô nhiễm nghiêm trọng tới bầu không khí, những tàn tro đổ ra sông, hồ làm ô nhiễm nguồn nước và sinh vật sống. Nhiều nhà dân còn đi thuyền bè rồi làm lễ thả trôi tiền vàng mã trôi trên sông, nhà ai có đám hiếu thả bay tiền vàng khắp đường làm ô nhiễm đất… Tất cả những thứ đó rất khó phân hủy, thậm chí phẩm hóa chất nó ngấm vào đất tồn tại trong thời gian dài.

Khói thuốc lá, khói than, khói hương (nhang) có chứa các hoá chất độc hại như benzen, toluene, xylenes…. Khói hương, vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong do khói nhang. Kể cả vàng mã cũng vậy cái gì mà đốt ra liên quan đến khói đa số là không tốt cho sức khỏe. Chúng ta cần hạn chế chúng.

Đốt vàng mã nhiều còn gây sự cháy nổ. Tại một số địa phương trên cả nước cũng xảy ra những vụ cháy rừng vì người dân bất cẩn trong lúc đốt vàng mã. Vì một chút sự không cảnh giác những tàn tro lửa hồng có thể thiêu rụi mụi thứ, trắng tay trong tích tắc…

Có người nói rằng: “Theo tôi pháo ta đã cấm được thì vàng mã cũng cấm được. Để hàng chục tỷ đồng đó chi cho xoá đói giảm nghèo hay các việc từ thiện khác thì sẽ có ý nghĩa tâm linh cao hơn rất nhiều”. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Diệu Minh