.
.

Hàn Quốc: Tổ đình Phụng Nguyên phát huy truyền thống nhạc lễ Phật giáo


Linh Sơn trai lễ nhạc Phật giáo, bao gồm các loại hình nghi lễ và khiêu vũ, là tái hiện lịch sử của Phật thuyết Kinh Pháp Hoa tại Linh Thứu Sơn, Ấn Độ. Hiện nay, thông qua các nghi lễ được xem như Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng, những người tham gia trong nghi thức truyền thống, cầu nguyện cho đất nước Nam và Bắc Triều Tiên thống nhất và hoà bình trên thế giới.


 

 Sơ đồ Tổ đình Phụng Nguyên

 

 

Biểu tượng logo của Thiền phái Thái Cổ là bánh xe Pháp Luân   

 

Tổ đình Phụng Nguyên cổ tự (봉원사 – 奉元寺), tọa lạc tại 999-200, Bongwonsa-kil, Bongwon-dong, Seodaemun-gu, Seoul, Korea, được kiến tạo vào cuối thế kỷ thứ 9, năm thứ 3 của Chân Thánh nữ vương (진성 여왕 – 眞 聖 女王, Trị vì: 887-897) vị nữ hoàng thứ 51 của quốc vương Silla (Tân La), năm Kỷ Dậu (889), gắn liền với phương danh của Quốc sư Đạo Sân (도선국사 – 道詵國師) (826-898), vị Tổ sư khai sơn tạo tự lấy danh hiệu Bát Nhã Tự (반야사 – 般若寺), sau đó đổi thành Phụng Nguyên cổ tự (Bongwonsa) (hiện nay cũng là Trường Đại học Diên Thế (연세대학교 – Yonsei University) là một Trường Đại học Nghiên cứu tư nhân, thành lập năm Ất Dậu (1885), là một trong những Trường Đại học lâu đời nhất tại Hàn Quốc).

 

 Toàn cảnh Phụng Nguyên cổ tự

 

Năm Mậu Thìn (1748), với sự giúp đỡ của vua, ngài Tán Chấp (讚汁) và ngài Tăng Nghiêm (增嚴), nhị vị Thiền sư đã di dời ngôi chùa tới nơi khác. Bảng hiệu ngôi cổ tự hiện nay còn lưu giữ chữ ký của Thừa tướng Trịnh Đạo Truyền (정도전 – 鄭道傳) (1342-1398), một quý tộc, nhân vật chính trị nổi tiếng cuối thời Cao Ly, đầu thời Triều Tiên. Vị khai quốc công thần của Triều Tiên và là cận thần của Triều Tiên Thái Tổ, được xây dựng với công lao to lớn của ông.

 

Chân dung Quốc sư Đạo Sân (도선국사)

 

Đến thời Triều Tiên Anh Tổ (조선 영조 – 朝鮮英祖) năm thứ 26 (1774), ngôi già lam bát nhã tự đã đổi danh hiệu thành Phụng Nguyên cổ tự cho đến ngày nay.

 

Khu Bảo tháp chư tôn thiền đức tăng già các đời trụ trì Phụng Nguyên cổ tự 

 

Từ đầu thời Lý Toán Chính Tổ Đại vương (이산 – 정조대왕 – 李蒜-正祖大王), chân dung của các vị đế vương được an vị thờ tại ngôi già lam cổ tự này và vào cuối thời nhà Lý, Kim Ngọc Quân (김옥균 – 金玉均) (1851-1894), một trong những nhà lãnh đạo phong trào hiện đại hóa đất nước, đã từng tu học Phật pháp tại ngôi già lam cổ tự Phụng Nguyên này.

Ngôi cổ tự này là thuộc Thiền phái Thái Cổ (태고종 – 太古宗), nổi tiếng duy trì và phát triển môn nghệ thuật Linh sơn Lễ nhạc Phật giáo. Nơi đây có Tam Thiên Phật điện, hiện lưu giữ rất tốt ba nghìn pho tượng Phật và tôn tượng Phật Tỳ Lô Giá Na.

 

Chính điện Phụng Nguyên cổ tự

 

 

Tam Thiên Phật điện (Điện thờ 3.000 vị Phật)

 

 

 

Lễ tưởng niệm anh hùng liệt sĩ do Sư cô Thích Nữ Giới Tánh tổ chức tại Tổ đình Phụng Nguyên, ngày 09/04/2017

 

Pháp đường (nơi tổ chức sự kiện lễ nghi Phật giáo) 

 

 

Vườn tượng chư vị A La Hán

 

 

Cực Lạc Điện 

U Minh Điện

 

 

 

 

Quán Âm Bồ tát lộ thiên

 

Phật giáo Hàn Quốc có nhiều giáo phái khác nhau, có khoảng 18 Tông phái. Tông phái lớn mạnh nhất của Phật giáo Hàn Quốc là Thiền phái Tào Khê. Tào Khê tông (조계종 – 曹溪宗) luôn gìn giữ, phát huy chính thống Phật giáo và nghiêm túc trong tổ chức ở những ngôi cổ tự lịch sử của Hàn Quốc. Với cơ sở vật chất tiện nghi để sinh hoạt tăng đoàn, hoàn chỉnh các Trung, Cao đẳng và trường Đại học, cáp truyền hình riêng của Tông phái nổi bật nhất.

Kế đến là Thiền phái Thái Cổ (태고종 – 太古宗), nổi tiếng duy trì và phát huy nghi lễ cổ truyền Phật giáo và một số nghệ thuật vũ điệu, hiện thành truyền thống lịch sử Phật giáo Hàn Quốc. Các tính năng khác biệt của Tông phái Thái Cổ hơn 50% theo đời sống sinh hoạt giống Tân Tăng Nhật Bản.

Phụng Nguyên cổ tự từng bước thêm trang nghiêm hùng vĩ, do xây dựng lại liên tục vào năm Tân Hợi (1911) bởi lão Thiền sư Lý Bửu Đàm (이보담 – 李寶潭), trụ trì ngôi chùa này.

Trong tháng 12 năm Ất Dậu (1945), Hòa thượng Khởi Nguyệt (기월 – 起月) làm trụ trì, cùng chư tôn đức tăng già đã đóng góp để xây dựng lại ngôi cổ tự quy mô, để kỷ niệm ngày độc lập của Triều Tiên (조선). Tấm biển hiệu Phụng Nguyên Tự (봉원사 – 奉元寺) viết bằng ký tự Trung Quốc là do Quốc vương Triều Tiên Anh Tổ (조선 영조 – 朝鮮英祖, trị vì 1724-1776) ngự bút sắc tứ.

Tòa nhà được xây dựng trong những thập kỷ gần đây, một số đã tránh được sự tàn phá của khói lửa và chiến tranh.

Ngôi cổ tự này thuộc Thiền phái Thái Cổ (태고종) Phật giáo Hàn Quốc, nơi đây có nhiều truyền thống văn hóa, đặc biệt là Hòa thượng Lý Vạn Phụng (이만봉 – 李 萬 奉 和尚) (1910-2006), một văn nghệ sĩ trí thức Phật giáo Hàn Quốc nổi tiếng, ngài đã cống hiến cho đạo pháp và dân tộc Hàn Quốc trong lĩnh vực hội họa, thư pháp và những tác phẩm của ngài được triển lãm quốc tế nhiều nước trên thế giới. Ngài là một trong những nhân tài kiệt xuất của thời đại Phật giáo Hàn Quốc. Hòa thượng Phác Tùng Am (박송암 – 朴松庵) thì nổi tiếng chuyên về nhạc lễ Phật giáo Hàn Quốc.

 

Hòa thượng Lý Vạn Phụng đang ngồi vẽ trên bình gốm sứ

 

 

Tổ đình Phụng Nguyên rất nhiều sự hoạt động văn hóa Phật giáo, đã thành lập các Hiệp hội:

– Ngọc Tuyền Phạm Âm Đại học (玉泉梵音大學).

– Linh Sơn Bảo tồn hội (靈山齋保存會).

– Hiệp hội Cư sĩ Quán Âm (觀音會).

– Hội Hoa Nghiêm (華嚴法會).

– Hiệp hội Thanh niên Phật tử (青年佛子劦會).

– Hiệp hội học sinh (學生劦會).

– Thiếu niên viện (少年院).

– Cô nhi viện (孤兒院).

– Hiệp hội sinh viên Linh Sơn lễ nhạc Phật giáo (靈山禮樂佛教劦會)…

Linh sơn trai (영산재 – 靈山齋) là một buổi lễ được thực hành tại Hàn Quốc sớm nhất vào năm 613.

 

 

Một yếu tố của nền văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, Lễ nhạc Linh Sơn trai (영산재 – 靈山齋) là tái hiện sự kiện Phật thuyết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa tại Linh Thứu Sơn, Ấn Độ. Lúc bấy giờ, chư Thiên lại rưới trầm thủy hương, rồi lót thảm tốt cùng rải hoa đẹp  khắp con đường, xông hương thơm dọc theo bên đường và dựng những tràng phan, treo những bửu cái, trên cao giăng che với những lụa màu, rồi lại đánh trống, đánh chập chả, thổi ốc, trỗi những âm nhạc trời.

Con đường ấy rất rộng bằng suốt một lằn tên. Khắp nơi theo hai bên đường che rợp với những loài hoa mọc dưới nước như các thứ sen xanh, vàng, đỏ, trắng, xen trong hoa sen có những chim đẹp như Uyên ương. Dùng lụa màu dệt bằng chỉ vàng ròng trải lên mặt đường, trên đó lại trải lưới bảy báu…

Triết học Phật giáo này thể hiện thông điệp tâm linh và từ đó thành truyền thống văn hóa Linh Sơn Lễ nhạc Phật giáo Hàn Quốc, luôn gìn giữ và phát huy cho đến nay.

 

Đạo tràng đang khai diễn Linh Sơn trai Lễ Nhạc Phật giáo Hàn Quốc

Lễ nhạc Linh Sơn trai (영산재 – 靈山齋) bắt đầu với một buổi nghi lễ, cảm ứng đến tất cả chư hiền thánh linh, tinh thần của trời đất và để thể hiện sự cung kính, dùng kim kinh ngọc kệ, hòa âm phối khí ca ngâm, bạch vịnh, tán thán ca ngợi chư Phật, Bồ tát, Hiền Thánh tăng, trang sức nghi lễ và các điệu múa nghi lễ khác nhau như múa chập chả, múa trống, múa khăn và áo mão lễ nghi. Các thành phần nghi lễ khác bao gồm: nghi lễ sái tịnh tẩy uế, nghi lễ dâng trà, cúng dường gạo cho đức Phật và Bồ tát, Pháp hội giảng các Kinh Đại thừa và nghi lễ cúng thí cho người quá cố, khai thị cho họ được chuyển hóa nghiệp thức, vãng sanh Cực Lạc Quốc…

 

Thiền phái Thái Cổ Phật giáo Hàn Quốc có trụ sở tại thành phố Seoul, hội Linh Sơn trai Lễ nhạc Phật giáo được tổ chức khắp các tự viện Phật giáo Hàn Quốc, để đưa tất cả chúng sinh vào thế giới an lạc hạnh phúc, qua nghệ thuật Linh Sơn trai Lễ nhạc Phật giáo. Lễ hội phục vụ như một không gian quan trọng để truyền đạt các giá trị tâm linh qua hình thức nghệ thuật và giúp cho tăng năng lực thiền định và phát huy tuệ giác.

Chuẩn bị những điệu múa hoa của các nữ Phật tử Hàn Quốc

 

 

 

Hiện nay Ủy ban Di sản Văn hóa phi vật thể quyết định đề nghị đưa vào danh sách để bảo vệ như sau:

1. Linh Sơn trai Lễ nhạc Phật giáo đã trở thành bản sắc văn hóa dân tộc Hàn Quốc, được duy trì phát triển và tiếp tục kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Qua phản ánh và sáng tạo của con người, góp phần bảo đảm tầm nhìn của Di sản Văn hóa phi vật thể, đa dạng văn hóa tại địa phương, quốc gia và Quốc tế.

3. Các yếu tố đề cử trình bày hệ thống quốc gia, các biện pháp bảo vệ và mô tả các cam kết của Hiệp hội Bảo tồn Linh Sơn trai Lễ nhạc Phật giáo để nâng cao nhận thức về việc bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể này.

4. Ban Quản lý Di sản văn hóa xem yếu tố này như là Di sản văn hóa phi vật thể quan trọng.

5. Bộ phận hành chính của Di sản văn hóa xem yếu tố này là di sản văn hóa phi vật thể quan trọng.

 

 

Linh Sơn trai Lễ nhạc Phật giáo, bao gồm các loại hình nghi lễ và khiêu vũ, là tái hiện lịch sử của Phật thuyết Kinh Pháp Hoa tại Linh Thứu Sơn, Ấn Độ. Hiện nay, thông qua các nghi lễ được xem như Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng, những người tham gia trong nghi thức truyền thống, cầu nguyện cho đất nước Nam và Bắc Triều Tiên thống nhất và hoà bình trên thế giới. Khán giả được một cơ hội duy nhất để trải nghiệm nhiều khía cạnh của thực tế của văn hóa Phật giáo Hàn Quốc.

Thể loại văn hóa phi vật thể này đã được UNESCO công nhận vào năm 2009.

Một số hình ảnh video và photo Đàn tràng Pháp hội Linh Sơn trai Lễ nhạc Phật giáo Hàn Quốc, kính mời quý đọc giả cùng thưởng thức môn nghệ thuật này: http://m.blog.daum.net/kimtj57/317?np_nil_b=2

(Kỷ niệm lưu trú tại Tổ đình Phụng Nguyên một tuần đầu tháng 3/2018)

Vân Tuyền (Nguồn: PG Korea)