.
.

“Giáo Lý Phật Giáo Về Công Bằng Xã Hội Và Hòa Bình Bền Vững” – Hội Thảo Khoa Học Vesak Liên Hiệp Quốc 2017


Đức Phật đã dạy chúng ta cách sống trong một gia đình hòa hảo và một cuộc sống xã hội tận hưởng những gì mà chúng ta có được từ những phương tiện chính đáng. Trong những giáo lý này, chúng ta thấy rằng Đức Phật đã nhấn mạnh đến những vấn đề thường sẽ xảy ra tương tự các khái niệm hiện đại như công bằng, đặc biệt là khái niệm công bằng xã hội.

Giáo lý của Đức Phật chú trọng đến những nhóm người với những mục đích và mưu cầu khác nhau trong xã hội.

Những nhận thức này chủ yếu được phát lộ trong Vinaya Pitaka biểu thị sự tồn tại một truyền thống phức tạp về công bằng tự nhiên và công bằng pháp lý trong cộng đồng Phật tử.

Những gì mà Đức Phật đã rao giảng về các vấn đề xã hội nói chung và những gì Ngài đã dạy về công bằng nói riêng, cả ở ý nghĩa xã hội và pháp lý, cần được đặc biệt chú trọng, vì những lời giáo huấn của Đức Phật có thể trở thành một liều thuốc giải đối với những căn bệnh xã hội ngày càng bùng phát trong xã hội ngày nay.

Hòa bình nội tại và hòa bình ngoại tại

Trong Phật giáo, hòa bình được gắn kết một cách mật thiết với công bằng, được hiểu với nghĩa rộng bao gồm cả hòa bình nội tại và hòa bình ngoại tại, được hiểu là hòa bình với tư cách là không có mâu thuẫn và hòa bình với tư cách là một phẩm chất tích cực của cá nhân và xã hội. Để đảm bảo hòa bình được duy trì thì các cá nhân sở hữu hòa bình nội tại được phát triển bằng chánh niệm là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Phật giáo bỏ mặc các phương diện xã hội và phương diện cấu trúc của thứ hòa bình được đảm bảo trong đại thể rộng lớn như xã hội, dân tộc và cuối cùng là toàn bộ thế giới. Trong bối cảnh của thế giới hiện này, trao quyền ưu tiên cho hòa bình và hiểu biết giữa các tôn giáo hoặc giữa các cộng đồng tín đồ tôn giáo là vấn đề cốt yếu. Đây chính là nghĩa vụ của Phật tử để làm sáng tỏ những nhận thức sâu sắc của Đức Phật về công bằng xã hội và hòa bình cũng như làm phong phú thêm những kinh nghiệm lịch sử vĩ đại của các xã hội Phật giáo ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á nơi mà Phật giáo đã được tu tập bởi hàng triệu tín đồ trong suốt hơn hai thiên niên kỉ qua.

Sự thịnh vượng về kinh tế của các cộng đồng Phật giáo

Những gì đứng đằng sau những mối quan tâm của Phật giáo đối với công bằng và hòa bình chính là sự thịnh vượng của tất cả chúng sinh trong đó sự thịnh vượng kinh tế mà thiếu đi ý niệm thịnh vượng cho toàn thể thì nó sẽ mất đi tầm quan trọng của nó.

April-17-B35-H02

Hiện nay, tất cả các cộng đồng Phật giáo cần những bàn luận học thuật sâu sắc hơn về kinh tế cũng như khám phá những khả năng phát triển sự thịnh vượng kinh tế của tất cả các cộng đồng Phật giáo.

Lời nguyện cầu bất diệt của Phật giáo: “Nguyện chúng sinh an lạc” (sabbe satta bhavantu sukhisatta) là ví dụ điển hình cho khát vọng thịnh vượng cho mọi chúng sinh của Phật giáo, vượt qua mọi rào cản và giới hạn, vẫn là mục tiêu của Phật giáo kể từ ngày bắt đầu Ngày Vesak Liên hiệp quốc được xác lập.

Cuối cùng, trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện phức tạp này, Phật tử cần tìm hiểu tình trạng các mô thức kết nối hiện thời của họ cũng như các tổ chức, cá nhân tham gia vào sự kết nối đó. Trên vũ đài kết nối và sử dụng truyền thông đa phương tiện, Phật tử cần chia sẻ những kinh nghiệm của mình với người khác và khám phá các cách thức cũng như phương tiện để tạo ra sự sử dụng tối đa những cách tân kỹ thuật hiện đại.

Dựa trên quan điểm này, hội thảo sẽ tập trung vào các đề tài sau:

(I) Công bằng xã hội và tự nhiên từ quan điểm Phật giáo

(II) Sự hiểu biết liên tôn giáo của tương lai chung đối với nhân loại

(III) Diễn đàn Phật giáo về kinh tế và phát triển du lịch văn hóa

(IV) Mạng lưới truyền thông Phật giáo quốc tế

Hội thảo sẽ dành một phiên toàn thể cho các báo cáo liên quan đến những khía cạnh đa dạng của công bằng xã hội và các phiên thảo luận bàn tròn sẽ được tổ chức cho mỗi chủ đề của hội thảo.

Những người gửi bài và các cá nhân quan tâm đối với các đề tài nêu trên đều được mời tham gia hội thảo. Mọi thành viên của Lễ Vesak Liên hiệp quốc 2017 được khuyến khích tham gia vào các phiên của hội thảo theo lựa chọn của họ và đóng góp ý kiến thảo luận cũng như các kế hoạch hành động được đưa ra sau đó.

Dân Nguyễn (Dịch từ Daily News)/ Pháp bảo